Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương
4.3.2.1. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế từ năm 2009-2011
Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA
VIETINBANK VĨNH LONG TỪ NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2009/2010 2010/2011 Số tiền % Số tiền % TM – DV 2.273.323 3.288.294 3.809.471 1.014.971 44,65 521.177 15,85 Nông nghiệp 159.064 221.002 278.434 61.937 38,94 57.432 25,99 Vận tải 165.434 243.651 240.385 78.216 47,28 -3.265 -1,34 CN chế biến 432.271 609.767 686.886 177.496 41,06 77.119 12,65 Xây dựng 322.710 436.517 426.808 113.807 35,27 -9.708 -2,22 Khác 36.688 139.936 145.216 103.248 281,42 5.279 3,77 Tổng 3.389.491 4.939.166 5.587.200 1.549.675 45,72 648.034 13,12
(Nguồn: Phịng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Vietinbank Vĩnh Long, từ năm 2009-2011) Chú thích: TM-DV: Thương mại dịch vụ; CN chế biến: Công nghiệp chế biến
- Thương mại dịch vụ: là ngành kinh tế đóng góp trên 65% GDP của thành phố. Hoạt động thương mại dịch vụ ln có mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây trên 20%/năm. Chính vì thế thương mại dịch vụ ln là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng với tỷ trọng luôn chiếm trên 66% DSCV của ngân hàng. Năm 2010, DSCV ngành thương mại dịch vụ tăng mạnh đạt 3.288.294 triệu đồng, tăng 44,65% so với năm 2009. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế trong tỉnh phục hồi nhanh sau khủng hoảng, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng mạnh trở lại kéo theo hoạt động mua bán diễn ra nhiều hơn về cả số lượt lẫn quy mơ. Thương mại nội địa tăng cịn bởi nhận được các giải pháp hỗ trợ tích cực của Tỉnh về vốn dự trữ hàng hoá và việc triển khai
tốt cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cấp, xây dựng được 11 chợ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hố lưu thơng rộng rãi ở nơng thôn. Mặt khác, ngân hàng đã đẩy mạnh marketing và cho vay vốn các doanh nghiệp bằng các sản phẩm cho vay hiện có: cho vay doanh nghiệp, cho vay vốn lưu động với mức cho vay có thể bằng 100% giá trị tài sản đảm bảo. Năm 2011, DSCV ngành đạt 3.809.471 triệu đồng, tăng 15,85% so với năm 2010. DSCV năm 2011 tiếp tục tăng với mức tăng thấp hơn mức tăng năm 2010 là do lạm phát tăng cao dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu. Hệ quả là hàng hóa sản xuất ra bị ứ đọng, doanh nghiệp khó thu hồi được vốn về, trong khi vẫn phải trả lãi ngân hàng với lãi suất cao cho những khoản vay hiện tại nên không dám vay thêm vốn mới. - Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, dịch bệnh, giá nguyên liệu đầu vào, trình độ sản xuất của người nơng dân và cả thị trường đầu ra sản phẩm. Cho vay lĩnh vực nơng nghiệp thường có nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Tuy nhiên, DSCV ngành nông nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng không nhỏ, chiếm khoảng 5% DSCV của ngân hàng của ngân hàng qua các năm. Bởi do đặc thù kinh tế của tỉnh nhà với nông nghiệp chiếm khoảng 50% cơ cấu kinh tế. Năm 2010, DSCV ngành nông nghiệp tăng mạnh đạt 221.022 triệu đồng, tăng 38,94% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngành nông nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ nhà nước và ban lãnh đạo tỉnh. Về phía nhà nước là các văn bản pháp luật: Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT, Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NNNT, Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nơng sản, thủy sản. Về phía chính quyền địa phương: người nông dân được tham gia các lớp tập huấn, áp dụng các mơ hình hình sản xuất nơng nghiệp mới, hỗ trợ ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Điều này đã giúp một bộ phận người nơng dân có được nguồn thu nhập ổn định, đẩy mạnh vay thêm vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất nông nghiệp. Năm 2011, DSCV ngành này tiếp tục tăng với mức tăng 25,99% so với năm 2010 là do ngân hàng mở rộng thêm chính sách cho vay vốn trung hạn với lãi suất ưu đãi theo Quyết định 65/2011/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung Quyết định
63/2010/QĐ-TTg. Ngồi ra, ngân hàng cịn thực hiện cấp tín dụng ngắn hạn có bảo đảm bằng hàng hóa đối với DNVVN kinh doanh trong ngành phân bón. - Vận tải: là một ngành kinh tế quan trọng, có chức năng đảm bảo các
ngành kinh tế khác được hoạt động thông suốt. Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của tỉnh nhà, số lượng chợ, trung tâm thương mại, khu công nghiệp ngày càng nhiều, đường xá được mở rộng, số lượng sản phẩm - dịch vụ gia tăng, lượng khách du lịch đến tỉnh tăng cao… các doanh nghiệp vận tải đã tận dụng cơ hội để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị, phương tiện vận tải bằng nhiều nguồn vốn trong đó có một bộ phận khơng nhỏ vốn vay từ ngân hàng. Năm 2010, DSCV ngành vận tải tăng mạnh đạt 243.651 triệu đồng, tăng 47,28% so với năm 2009. Nguyên nhân là do nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh sau khi cầu Cần Thơ được thông xe, các phương tiện vận chuyển hiện tại không kịp đáp ứng nhu cầu nên các doanh nghiệp đẩy mạnh vay vốn ngân hàng để đầu tư trang thiết bị trong khi lãi suất cho vay còn thấp và dự đốn kinh tế sẽ có chiều hướng tốt. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm cho vay đa dạng như cho vay mua ô tô phục vụ tiêu dùng, để sản xuất kinh doanh và cho vay mua ô tô Trường Hải. Điều này đã thực sự đánh trúng vào nhu cầu của các doanh nghiệp vận tải. Năm 2011, DSCV ngành đạt 240.385 triệu đồng, giảm 1,34% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, tồn kho nhiều dẫn đến nhu cầu vận tải cũng giảm theo, trong khi đó lãi suất cho vay và giá nhiên liệu lại tăng cao khiến doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn nên không dám vay thêm vốn mới.
- Công nghiệp chế biến: là ngành hỗ trợ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp,
thủy sản. Năm 2010, DSCV đạt 609.767 triệu đồng, tăng 41,06% so với năm 2009. Nguyên nhân là các doanh nghiệp chế biến đẩy mạnh đầu tư mở rộng quy mơ sản xuất sau khi nhận được những chính sách hỗ trợ của tỉnh: phát triển cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp Hịa Phú giai đoạn 2, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp Bình Minh, tuyến cơng nghiệp Bắc Cổ Chiên, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tổ chức tọa đàm với các chủ doanh nghiệp nhằm giúp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn. Năm 2011, DSCV ngành tiếp tục tăng đạt 686.886 triệu đồng, tăng 12,65% so với năm 2010. Tốc độ tăng DSCV có phần chậm lại là do gặp khó khăn từ thị trường đầu ra sản phẩm. Cụ thể, là ngành chế biến cá tra xuất
khẩu, tôm,… Đây là những sản phẩm chế biến chưa đăng ký thương hiệu nên bị ép giá, thêm nhiều hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu, sức mua giảm từ các thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Nhật Bản,… Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng DSCV đối với công nghiệp chế biến của ngân hàng vẫn ở mức cao chỉ sau ngành thương mại dịch vụ và nông nghiệp là do đây là ngành có nhiều triển vọng manh lại hiệu quả kinh tế cao, là ngành cho vay truyền thống của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành cịn được ưu tiên nhận vốn tín dụng ưu đãi thơng qua ngân hàng theo chỉ định từ chính phủ và được hỗ trợ pháp lý, quy trình cơng nghệ, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại.
- Xây dựng: Năm 2010, DSCV ngành xây dựng đạt 436.517 triệu đồng, tăng 35,27% so với năm 2009. Nguyên nhân là do có hàng loạt các cơng trình xây dựng trong tỉnh đang thi công: đường vào khu cơng nghiệp Bình Minh, trại giống, công viên tượng đài Nam Kỳ Khởi Nghĩa, các chợ và trung tâm thương mại,… nên các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh địa ốc có nhu cầu vốn rất lớn để có thể tiếp tục hồn thành các cơng trình xây dựng cũng như vốn cho các dự án xây dựng mới của tỉnh. Năm 2011, DSCV đạt 426.808 triệu đồng giảm 2,22% so với năm 2010 là do chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư cơng. Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, ban lãnh đạo tỉnh đã rà soát, cắt giảm những dự án xây dựng không cần thiết, chỉ tập trung cho những dự án có khả năng hồn thành trong năm. Mặt khác, thị trường bất động sản đóng băng nên ngân hàng cũng rất hạn chế cho vay mới đối với những dự án không phù hợp với tình hình thực tế.
- Ngành kinh tế khác: Đa phần khách hàng của ngành kinh tế này vay vốn từ ngân hàng là dùng để phục vụ nhu cầu của cá nhân như mua sắm nhà ở, ơ tơ, máy tính, máy móc thiết bị, kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng và ngoại tệ, sản xuất thủ công mỹ nghệ, chế tác… Năm 2010, DSCV ngành kinh tế khác tăng vọt lên đến 139.936 triệu đồng, tăng 281,42% so với năm 2009. Ngun nhân là do tình hình kinh tế có chiều hướng tốt nhu cầu mua sắm, đầu tư của người dân tăng cao, lãi suất cho vay còn thấp nên nhiều người dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực
tác động mạnh đến đời sống người dân, hầu hết các kênh của nhà đầu tư đều rất khó khăn cộng với lãi suất tăng cao nên nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng vì thế mà giảm theo. Hệ quả là DSCV năm 2011 chỉ tăng 3,77% so với năm 2010.