Nghệ thuật * Kiến trúc

Một phần của tài liệu ly thuyet hoc sinh gioi 10-2021- CHINH (Trang 28 - 30)

- Nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh vệ quốc và giành thắng lợi như:

d. Nghệ thuật * Kiến trúc

* Kiến trúc

- Kiến trúc Đông Nam Achịu ảnh hưởng bởi kiến trúc Ấn Độ (Hinđu giáo, Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo:

- Kiến trúc Hinđu giáo: Điển hình của kiến trúc Hinđu giáo là tháp Chàm ở Việt Nam và Ăng – co Vát ở Cam-pu-chia với các hình tháp nhọn, nhiều tầng.

- Kiến trúc Phật giáo với kiểu hình tháp có mái trịn

+ Kiến trúc chùa: Ở Mi-an-ma, chỉ riêng khu di tích Pa-gan hiện nay cịn hơn 5000 ngôi chùa, tiêu biểu nhất là chùa Suê Đa-gôn (chùa vàng) đồ sộ.

+ Kiến trúc tháp: Ở Đông Nam A phổ biên kiểu kiên trúc tháp, điển hình là tổng thể kiến trúc Bô- rô-bu-đua ở Inđônêxia, Thạt Luổng (tháp lớn) ở Lào.

-> Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam A chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ song không phải là sự rập khn. Trên nền chung của văn hóa Ấn Độ, mỗi dân tộc, mỗi khu vực, mỗi di tích kiến trúc lại có những nét riêng độc đáo của mình.

* Điêu khắc:

- Cùng với kiến trúc là nghệ thuật tạo hình bao gồm điêu khắc và tạc tượng thần, phật, chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ nhưng có sự sáng tạo độc đáo của các dân tộc Đông Nam A.

- Nghệ thuật điêu khắc chủ yếu của Đông Nam A được thể hiện chủ yếu ở 2 loại: tượng tròn (tượng phật) và phù điêu (miêu tả phật ở Bơ-ru-bu-đua, vũ nữ Ap-sa-ra ở Ăng-co), tất cả hịa quyện với kiến trúc, tạo nên những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng khơng chỉ ở Đơng Nam A mà của cả lồi người.

-> Văn hóa truyền thống Đơng Nam A chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện bởi nền văn hóa Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực: Chữ viết, tơn giáo, văn hóa, kiến trúc. Tuy nhiên đó khơng phải là sự rập khn mà tiếp thu có chọn lọc yếu tố văn hóa du nhập từ Ấn Độ, các nước Đơng Nam A xây dựng nền văn hố riêng độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những giá trị độc đáo.

Câu 4: Ấn Độ được coi là một trong những trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại vì:

Ở Ấn Độ những quốc gia cổ đại đầu tiên đã hình thành trên lưu vực sơng Ấn từ rất sớm( khoảng TNK III. TCN)

- Nền văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm, phát triển cao, phong phú, tồn diện. ấn Độ là q hương của nhiều tơn giáo lớn: Phật giáo, Hinđu giáo… nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, nghệ thuật tạc tượng, người Ấn Độ có chữ viết riêng từ chữ cổ Brami sau phát triển thành chữ Phạn, từ chữ viết mà văn học cũng ra đời, phát triển và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội.

- Những yếu tố văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt thời gian và được lan tỏa ra bên ngoài nhất là khu vực Đơng Nam A.

- Tóm lại Ấn Độ là một nước có nền văn hóa phát triển lâu đời, phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc truyền thống Ấn Độ. Những thành tựu văn hóa đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển lịch sử văn hóa của các dân tộc Đông Nam A và một số thành tựu vẫn được lưu giữ đến nay-chứng tỏ Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại.

Câu 5. Vì sao Văn hóa Đơng Nam Á lại chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ?

- Do vị trí địa lý của Đông Nam A nằm án ngữ trên con đường hàng hải, nối liền giữa Ấn Độ

Dương và Thái Bình Dương, Đơng Nam A từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây A và Địa Trung Hải.

- Do vị trí “ ngã tư đường” nên ngay từ thời cổ, Đông Nam A là một trong những vùng phát triển thương mại quốc tế. Đối với thương nhân Ấn Độ, khu vực này là “vùng đất vàng” với rất nhiều hương liệu, vàng và các sản phẩm kỳ lạ khác.

- Thông qua 2 con đường:truyền đạo và bn bán, văn hóa Đơng Nam A đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

Câu 6: Văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa VN:

- Tôn giáo:

+ Người Việt tiếp thu Phật giáo, từ thế kỉ X- XV, Phật giáo có vị trí quan trọng và khá phổ biến ở nước ta, được truyền bá sâu rộng, thấm sâu vào cuộc sống tinh thần của người dân, được giai cấp thống trị tôn sùng. Nhiều nhà sư được triều đình tơn trọng, tham gia việc nước như sư Vạn Hạnh.. Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa chiền, đúc chng tơ tượng, viết giáo lí đạo Phật. Vua Lí Thái Tổ lên ngơi được 2 năm thì cho xây dựng 8 chùa ở điện Thiên Đức cấp độ điệp (giấy chứng nhận do quan phủ cấp khi Tăng Ni xuất gia) cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng. Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật, lập ra dòng thiền Trúc Lâm Đại Việt. Thời Lý – Trần trở thành quốc giáo của Đại Việt.

+ Người Chăm tiếp thu Hin-đu giáo, Phật giáo.

- Chữ viết: Người Chăm tiếp thu chữ Phạn đến TK IV đã có chữ viết riêng, người Khơ-me từ đầu TK VII

- Kiến trúc: Người Việt đã xây dựng những ngôi chùa, đúc tượng Phật. Người Chăm xây dựng tháp Chàm mang đậm dấu ấn Hin-đu giáo

- Điêu khắc: tạc nhiều tượng Phật, thần để thờ trong các ngôi chùa, đền

Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống Đông Nam Á trên các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

Nhận xét về sự ảnh hưởng đó:

- Ảnh hưởng đến văn hóa Đơng Nam A trên nhiều lĩnh vực. - Ảnh hưởng sâu sắc.

- Các nước Đơng Nam A tiếp thu có chọn lọc và có sáng tạo.

=> Vì có ảnh hưởng đó nên văn hóa các nước ĐNA có nét tương đồng nhưng vẫn mang nét riêng của mỗi dân tộc( đa dạng trong thống nhất)

Câu 7: Quá trình truyền bá Phật giáo vào Đơng Nam Á, Việt Nam

- Q trình truyền bá: ( như ở nội dung ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đến Đông Nam Á) - Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội ở ĐNA.

+ Phật giáo được truyền vào Đông Nam A ngay từ những thế kỉ đầu Cơng ngun. Từ thế kỉ XIII, dịng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam A. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên. Văn học Phật giáo gồm các tích truyện, được gắn với tích lịch sử Phật giáo, phát triển mạnh.

+ Phật giáo có vai trị quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa và xã hội của cư dân Đơng Nam A. Phật giáo được truyền bá sâu rộng, ngày càng thấm sâu vào cuộc sống tinh thần của nhân dân.

+ Vì thế, các chức sư tăng cũng như Nhà nước rất chú ý đến việc phổ biến tư tưởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ thống giáo dục

+ Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ cúng mà cịn là một trung tâm văn hóa, là hình tượng về chân- thiện- mĩ đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân chúng.

Một phần của tài liệu ly thuyet hoc sinh gioi 10-2021- CHINH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w