KIẾN THỨC NÂNG CAO

Một phần của tài liệu ly thuyet hoc sinh gioi 10-2021- CHINH (Trang 26 - 27)

- Nhân dân ta đã tiến hành những cuộc chiến tranh vệ quốc và giành thắng lợi như:

B. KIẾN THỨC NÂNG CAO

Câu 1: Tóm tắt các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ từ khi nhà nước cổ đại ra đời đến lúc bị thực dân Phương Tây xâm lược.

Các giai đoạn Nội dung ( tóm tắt sự thành lập, chính sách vai trị) thời kì vương triều Gúp ta

Thời kì vương triều Hồi giáo Đê li

Thời kì vương triều Mơ gơn

* Những đóng góp, vai trò của vương triều Mô gôn ( như phần vị trí của vương triều trong bảng

trên)

* Nhận xét tổng quát về lịch sử Ấn Độ thời phong kiến

- Trong thời kỳ phong kiến, Ấn Độ có vương triều do người bản địa Ấn Độ thiết lập ( Vương triều Gúp-ta, Hác-sa) nhưng cũng có vương triều do ngoài ngoại tộc xâm lược Ấn Độ lập nên ( vương triều Hồi giáo Đê-li, vương triều Mô gôn).

- Ấn Độ ít khi được thống nhất dưới chế độ phong kiến, Ấn Độ chỉ tương đối thống nhất dưới vương triều Hồi giáo Đê-li, vương triều Mô gôn. Phong kiến Ấn Độ cũng bị ngoại tộc tấn công như người Hung, A-rập…

- Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa: tơn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc…( lấy dẫn chứng cụ thể). Văn hóa Ấn có ảnh hưởng sâu rộng ra bên ngoài, đặc biệt đến các quốc gia Đông Nam A…

- Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn sâu sắc: giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo rất nặng nề. Vì vậy nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp bị trị chống lại giai cấp thống trị đã nổ ra làm suy yếu chính quyền phong kiến.

* Chế độ phong kiến Ấn Độ rơi vào tình trạng suy yếu, vì:

- Sau thời A-co-ba, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị một đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán. Một số vị vua đã dùng biện pháp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt để bắt dân chúng phải phục tùng, đóng thuế và lao dịch nặng nề.

- Để chứng tỏ uy quyền, ý muốn của mình các ơng vua đã cho khởi cơng xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Tajo Mahal, lâu đài Thành Đỏ đã làm cho sự đối kháng của nhân dân tăng thêm. Do lạm dụng quyền lực, công quĩ cùng sức lao động của dân. Tình trạng chia rẽ khủng hoảng xuất hiện trở lại.

Ấn Độ đứng trước sự xâm lược thực dân phương Tây, trở thành thuộc địa của Anh.

2. Văn hóa Ấn Độ đa dạng, phong phú vì: ( nhận xét về văn hóa Ấn Độ : phong phú, đa dạng. Chứng minh: thời Gup-ta)

- Lịch sử lâu đời: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành sớm ở lưu vực sông Ấn (Khoảng thiên niên kỉ thứ III TCN) nên nền văn hóa hình thành từ sớm.

- Diện tích đất nước Ấn Độ rộng lớn, địa hình phân tán đa dạng, có nhiều dân tộc, tơn giáo khác nhau nên nền văn hóa Ấn Độ phát triển phong phú, đa dạng.

3. Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnhhưởng đến nơi nào ? hưởng đến nơi nào ?

( Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ đến các nước Đơng Nam Á như thế nào?) - Văn hóa truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều nước châu A, đặc biệt có ảnh hưởng sâu sắc

và tồn diện đến các quốc gia Đông Nam A.

-Bằng con đường bn bán, truyền đạo, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng rõ rệt đến các nước Đông Nam A từ đầu công nguyên.

a. Tôn giáo

- Những thế kỉ đầu công nguyên, Hinđu giáo, Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền bá mạnh trong khu vực Đông Nam A

- Hinđu giáo: Thời kì đầu, Hinđu giáo có phần thịnh hành hơn Phật giáo. Người ta thờ thần Brama, thần Siva, thần Visnu, tạc nhiều tượng và xây nhiều đền tháp theo kiểu kiến trúc Hinđu.

- Phật giáo: có vai trị quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa cư dân Đơng Nam A. Thế kỉ XIII, dịng Phật giáo Tiểu thừa được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam A. Đền tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc lên…Nhà nước chú ý tới việc phổ biến tư tưởng Phật giáo trong nhân dân đặc biệt là qua hệ thống giáo dục. Chùa là nơi thờ cúng và con là trung tâm văn hóa, nơi lưu giữ, phổ biến văn hóa và tri thức cho dân chúng.

- Khoảng thế kỉ XII- XIII, theo chân thương nhân A-rập và Ấn Độ, Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam A. Đến cuối XIV- đầu thế kỉ XV, hàng loạt các tiểu quốc Hồi giáo ra đời ở Đông Nam A hải đảo và trên bán đảo Mã Lai. Ngày nay, Hồi giáo được truyền bá ở hầu hết các nước Đông Nam A và trở thành quốc giáo ở một số nước thuộc khu vực này như Inđônexia.

- Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở ĐNA, đạo Kito cũng xuất hiện và dần thâm nhập vào khu vực này.

b. Chữ viết

+ Chữ Phạn được du nhập từ rất sớm vào khoảng những thế kỉ đầu công nguyên, trên cơ sở chữ Phạn cư dân ĐNA sáng tạo ra chữ viết riêng của mình: Chữ Chăm cổ ra đời từ thế kỉ IV, chữ Khơme cổ và chữ Mãlai cổ ra đời từ thế kỉ VII, chữ Thái cổ ra đời từ thế kỉ XIII…

+ Sự sáng tạo chữ viết là cả quá trình lao động sáng tạo và cơng phu của các dân tộc, là một thành tựu đáng kể về văn hóa của các khu vực.

Một phần của tài liệu ly thuyet hoc sinh gioi 10-2021- CHINH (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w