Thời gian làm việc (Working time)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa công việc và gia đình của nhân viên công ty cổ phần hương hoàng – quảng trị (Trang 25 - 26)

5. Cấu trúc đề tài

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2.1. Thời gian làm việc (Working time)

Một chủ đề nổi bật trong nghiên cứu về công việc gia đình là yêu cầu về thời gian làm việc cho tổ chức và giờ làm việc kéo dài có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cân

bằng hiệu quả giữa công việc và cuộc sống của người lao động (Spector và cộng sự, 2007; Voydanoff, 2005b). Ngay cả khi yêu cầu vai trị cơng việc không nặng nề,

khơng khó khăn (Goode, 1960) nó cũng có thể xung đột với vai trị gia đình.Đặc biệt

giờ làm việc dài và làm việc ngồi giờ, có thể làm giảm thời gian dành cho cuộc sống

gia đình, cá nhân và do đó làm cho nhân viên thực hiện nghĩa vụ gia đình một cách khó khăn (Tenbrunsel và cộng sự, 1995). Coser (1974) (trích trong Beham và Drobnic,

2010) mơ tả cơng việc và gia đình là "các tổ chức tham lam" (greedy institutions), địi hỏi các cá nhân tham gia vào cơng việc càng nhiều càng tốt. Kết quả là những ngƣời làm việc nhiều giờ thì thường trải qua xung đột giữa cơng việc và gia đình (ví dụ

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần NamCƣờng

Major và cộng sự, 2002; Voydanoff, 2005b) và ít cân bằng công việc - gia đình

(Valcour, 2007; Beham và Drobnic, 2010).

Trong khi Valcour (2007) nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian làm việc thực tế và sự cân bằng cơng việc - gia đình, nghiên cứu này xem xét vai trò yếu tố thời gian

của nhận thức cá nhân. Thời gian làm việc là tiêu chuẩn của tổ chức về số giờ mà nhân viên dự kiến sẽ làm và họ nên sử dụng thời gian như thế nào. Cấu trúc này khác với người tham cơng tiếc việc, trong đó đề cập đến một số lượng đáng kể về thời gian thực tế, tự nguyện, và phân bổ ổn định để thực hiện các hoạt động liên quan (Harpaz và Snir, 2003). Kỳ vọng thời gian làm việc tổ chức bao gồm mức độ nhận thức người lao

động mà tổ chức kỳ vọng họ ưu tiên công việc trước trách nhiệm gia đình. Các kỳ

vọng này tạo thành một phần quan trọng của văn hóa cơng việc - gia đình của một tổ

chức và có sự thay đổi đáng kể giữa các tổ chức khác nhau (Thompson và cộng sự, 1999). Các kỳ vọng thời gian làm việc cao có liên quan đến sự trải qua các cuộc xung

đột giữa cơng việc và gia đình (Beauregard, 2005; Thompson và cộng sự, 1999) và cản

trở nhân viên trong việc cân bằng cơng việc và cuộc sống gia đình (Beham và Drobnic, 2010). Phù hợp với những phát hiện này, giả thuyết được đưa ra:

H1: Thời gian làm việc ảnh hưởng ngược chiều đến cân bằng cơng việc -gia đình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự cân bằng giữa công việc và gia đình của nhân viên công ty cổ phần hương hoàng – quảng trị (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)