Kinh nghiệm của một số quốc gia về thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 35)

tăng

- Thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng trong Cộng đồng Châu Âu (EU).

Trong Cộng đồng Châu Âu (EU), hệ thống thuế GTGT được dùng chung và áp dụng bắt buộc với tất cả các quốc gia thành viên. Hệ thống thuế GTGT của EU được áp đặt theo một chuỗi chỉ thị của Cộng đồng châu Âu trong đó quan trọng nhất là chỉ thị thuế GTGT lần thứ 6 (chỉ thị 77/388/EC). Tuy vậy, một số quốc gia thành viên đã đàm phán để có được miễn giảm thuế GTGT ở một số vùng hay lãnh thổ. Quần đảo Canaria, Ceuta và Melilla (Tây Ban Nha), Gibraltar (Anh Quốc) và Quần đảo Ăland (Phần Lan) nằm ngoài phạm vi áp dụng của hệ thống thuế GTGT của EU và chỉ có Madeira (Bồ Đào Nha) được phép áp dụng tỉ lệ thuế suất khác. Trong hệ thống thuế GTGT của EU, khi một cá nhân thực hiện hành vi kinh tế và cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người khác và giá trị hàng hóa dịch vụ cung cấp vượt quá một ngưỡng tài chắnh cụ thể, người cung cấp phải đăng ký với cơ quan thuế vụ địa phương và tắnh thuế thuế GTGT và thanh tốn thuế GTGT đó với cục thuế địa phương, mặc dù giá cả có thể bao gồm hay không bao gồm thuế GTGT. Mức thuế GTGT do doanh nghiệp tắnh và khách hàng phải trả được gọi là thuế GTGT đầu ra còn mức thuế mà doanh nghiệp trả cho doanh nghiệp khác khi mua hàng được gọi là thuế GTGT đầu vào. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ từ thuế GTGT đầu ra mà doanh nghiệp phải đóng cho chắnh phủ, hoặc nếu lớn hơn thì sẽ được hồn lại bằng tiền. Các tỉ suất thuế GTGT khác nhau được áp dụng ở các quốc gia thành viên EU. Tỉ suất tối thiếu là 15% được áp dụng trên toàn bộ EU mặc dù tỉ suất thuế GTGT có thể được giảm tới 5% có thể được áp dụng ở nhiều nước khác nhau với các hàng hoá dịch vụ khác. Chỉ thị thuế GTGT lần thứ 6 cho phép một số hàng hóa và dịch vụ được miễn thuế GTGT (vắ dụ thư tắn, chăm sóc y tế, cho vay, bảo hiểm, cá độ) và một số hàng

hóa có thể được miễn thuế GTTG tùy theo lựa chọn của nước thành viên. Mức thuế GTGT đầu vào tương ứng với hàng hóa dịch vụ được miễn thuế GTGT đầu ra sẽ không được khấu trừ hay hồn lại. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể tăng giá để khách hàng chịu chi phắ thuế GTGT này.

Trong thực hiện Luật thuế GTGT, Cộng đồng Châu Âu quy định một số hàng hóa và dịch vụ ở một số quốc gia được áp dụng mức thuế GTGT Ộkhông phần trămỢ. Hàng hóa thuộc diện thuế 0% vẫn là hàng hóa chịu thuế, nghĩa là vẫn có thuế GTGT tắnh trong giá hàng. Chỉ thị thuế GTGT lần thứ 6 không nêu ra vấn đề khơng phần trăm này vì chỉ thị này nhắm tới tỉ lệ thuế GTGT tối thiểu trên toàn EU là 5%. Các quốc gia được phép thực hiện áp dụng khơng phần trăm với các hàng hóa dịch vụ hiện tại nhưng không thể bổ sung thêm danh mục hàng hóa và dịch vụ thuộc diện này. Khi hàng hóa được nhập khẩu vào EU từ các nước khác, thuế GTGT được tắnh tại cửa khẩu cùng thời điểm với thuế nhập khẩu. Khi hàng hóa được nhập khẩu vào EU từ các nước khác, thường là bị tắnh thuế GTGT tại biên giới, đây là nhiệm vụ của hải quan. Thuế GTGT mua lại được tắnh khi hàng hóa được mua ở một nước thuộc EU từ một nước khác thông qua cơ chế kế toán. Các doanh nghiệp thuộc EU thường phải tự tắnh thuế GTGT cho chắnh mình theo cơ chế Ộtắnh GTGT nghịchỢ khi dịch vụ được nhận từ một nước thành viên khác hoặc là từ một nước ngồi EU. Các doanh nghiệp có thể phải đăng ký GTGT ở các nước thành viên, khi đăng ký ở ngồi nước mình thì đăng ký ở trụ sở chắnh nếu họ cung cấp hàng hóa qua bưu điện tới các nước đó với quy mơ vượt ngưỡng cho phép. Các doanh nghiệp được thành lập tại một nước thành viên nhưng mua hàng hóa dịch vụ từ một nước thành viên khác có thể xin hồn lại thuế GTGT do nước thứ hai tắnh theo các quy định của Chỉ thị lần thứ 8 về GTGT (Chỉ thị 79/1072/EC) Một chỉ thị tương tự, Chỉ thị GTGT lần thứ 13 (Chỉ thị 86/560/EC) cũng cho phép doanh nghiệp thành lập bên ngoài EU hoàn thuế GTGT theo một số điều kiện đặc biệt.

Theo Chỉ thị 2002/38/EC, các nước không phải thành viên EU cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới thương mại điện tử và giải trắ phải đăng ký với các nước thành viên và thu thuế GTGT trên doanh thu hàng hóa dịch vụ với tỉ lệ thắch hợp tùy theo địa điểm của người mua. Hoặc, theo một cơ chế đặc biệt, các quốc gia không phải thành viên EU có thể đăng ký và chịu trách nhiệm thu thuế GTGT trong một nước thành viên. Điều này tạo ra các biến tướng vì tỉ suất GTGT và tỉ suất thuế là thuộc nước đăng ký chứ không phải nước của người tiêu dùng và vì vậy các cách tiếp cận thay thế đang được đàm phán để tỉ lệ thuế GTGT là của nước mà người tiêu dùng đang ở.

Sự khác biệt giữa các mức thuế GTGT khác nhau thường được giải thắch là một số hàng Ộxa xỉỢ thì sẽ chịu thuế GTGT cao hơn trong khi các hàng hóa Ộthiết yếuỢ sẽ có mức thuế thấp hơn. Tuy vậy, các mức thuế cao tồn tại ngay cả khi sự giải thắch trên khơng cịn đúng nữa. Vắ dụ, Pháp đánh thuế ô tô như một mặt hàng xa xỉ (33%) tới tận thập kỷ 80 khi hầu hết các hộ gia đình có hơn một ô tô. Tương tự, ở Anh Quốc, quần áo trẻ em là có thuế Ộ khơng phần trămỢ trong khi quần áo cho người lớn chịu mức thuế GTGTở tỉ lệ tiêu chuẩn là 17.5%.

- Thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng trong nền kinh tế Philippines

Tháng 12 năm 1986, Chắnh phủ Philipines tiến hành việc cải cách, sửa đổi hệ thống thuế. Theo đó, chương trình cải cách thuế năm 1986 bao gồm 29 khâu. Một trong những cải cách về cơ cấu đưa ra trong chương trình là ban hành thuế GTGT theo lệnh số 273 của Chắnh phủ. Luật thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ 1/1/1988. Để ban hành thuế GTGT, Philipines đã trải qua quá trình nghiên cứu và chuẩn bị rất công phu và thận trọng.

Luật thuế GTGT được xây dựng và thực hiện ở Philipines để hợp lý hoá hệ thống đánh thuế hàng hoá và dịch vụ chịu thuế, để đơn giản hoá việc quản lý thuế và làm cho hệ thống thuế Philipines công bằng hơn. Ngay khi

được áp dụng, đối tượng chịu thuế GTGT là diện rộng, bao gồm tất cả các hàng hoá và một số dịch vụ, trên từng hoạt động bán hay nhập khẩu những hàng hố dịch vụ đó. Cũng như Thụy Điển, Philipines chỉ quy định 01 mức thuế suất là 10% trên tổng giá bán hay tổng số tiền nhận được từ bán hàng hoá hay dịch vụ, thay cho thuế doanh thu đối với người sản xuất và các dịch vụ. Nghĩa là, thuế doanh thu trước đây với người sản xuất gồm 4 mức thuế suất: 0%, 10%, 20%, 30%, , với các dịch vụ là 15 mức thuế suất từ 0% đến 30% đã được thay thế bằng một mức thuế suất duy nhất 10%. Tuy nhiên, một số hoạt động kinh doanh cũng được miễn thuế GTGT. Các hoạt động kinh doanh đó bao gồm: Kinh doanh để khuyến khắch một số hoạt động khác như sản xuất nông sản phát triển; kinh doanh có tác dụng làm giảm bớt ảnh hưởng đến giá cả một số mặt hàng như dầu lửa; kinh doanh làm đơn giản việc quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhẹ và các dịch vụ tài chắnh. Để khuyến khắch xuất khẩu, Philipines cho áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu. Phương pháp tắnh thuế của Philipines là theo phương pháp khấu trừ và cho khấu trừ đối với tài sản dùng trong thương mại hoặc kinh doanh.

Kết quả thu thuế GTGT của Philipines 3 năm sau khi áp dụng Luật thuế GTGT (1988, 1989 và 1990) được biểu hiện qua bảng 1.

Bảng 1. Kết quả thu thuế GTGT của Philipines

Năm Số thu từ VAT Số thu từ thuế Số thu của CP GDP GNP % số thu VAT/ số thu thuế % số thu VAT/ số thu CP Số thu VAT/ GDP Số thu VAT/G NP 1988 13 90 113 826 823 14,5 11,8 1,6 1,6

1989 20 122 154 964 961 16,7 13,3 2,1 2,1

1990 12 69 79 527 527 17,1 14,8 2,2 2,2

Nguồn: Tài liệu tham khảo số 15.

- Luật thuế GTGT ở Trung Quốc

Trung Quốc là nước có chủ trương nghiên cứu ban hành Luật thuế GTGT từ năm 1980, sau 4 năm nghiên cứu, ngày 18/9/1984 chắnh phủ Trung Quốc chắnh thức ban hành Luật thuế GTGT. Để đi đến quyết định này, Trung Quốc đã tiến hành theo phương pháp thắ điểm và rút kinh nghiệm. Chương trình thắ điểm về Luật thuế GTGT ở Trung Quốc đã gặp nhiều vướng mắc do nguyên nhân chủ yếu là chưa chuẩn bị kỹ về chế độ hướng dẫn thực hiện và xử lý các trường hợp vướng mắc thực tế. Luật thuế GTGT chỉ thực hiện cho một số sản phẩm ở khâu sản xuất, chưa thực hiện ở khâu lưu thơng, dịch vụ, vì vậy, trong q trình thực hiện gặp nhiều khó khăn vướng mắc, không xử lý triệt để, chắnh xác, chưa đạt được mục đắch của GTGT là khắc phục triệt để thu thuế trùng lặp. Bên cạnh đó, Luật thuế GTGT của Trung Quốc có quá nhiều thuế suất, mức chênh lệch giữa các thuế suất cao từ 43% đến 12%. Vì vậy, khi thực hiện khấu trừ thuế phức tạp, căn cứ không chắnh xác, gây ra vận dụng tuỳ tiện, không kiểm soát được chặt chẽ việc khấu trừ tiền thuế ở cơ quan cấp dưới.

Để khắc phục tình trạng này, đảm bảo thực hiện đơn giản, dễ kiểm soát Trung Quốc đã thực hiện khoán mức khấu trừ thuế GTGT cho các sản phẩm đầu vào với nhiều mức, sau đó là thực hiện thống nhất một mức 7%. Do thu theo phương pháp khấu trừ chung cho một mức, thoát ly hoá đơn nên phạm vi khấu trừ thuế rộng. Thực tế, thuế GTGT của Trung Quốc thu được thấp vì trong số thuế được khấu trừ có phần thuế chưa được tắnh nộp ngân sách.

Theo nhiều đánh giá của các chuyên gia kinh tế, một trong những điều kiện để thực hiện thành công GTGT ở Trung Quốc là thực hiện cơ chế giá thị trường.

Nhưng hiện nay nhà nước Trung Quốc vẫn quản lý giá nhiều mặt hàng, vì vậy, quá trình thực hiện GTGT của Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn. Để việc quản lý, thực hiện GTGT có hiệu quả, Trung Quốc đã phân ra từng đối tượng để có biện pháp thu thuế: Xắ nghiệp qui mơ nhỏ thu khốn, xắ nghiệp có qui mơ lớn và vừa thì thu căn cứ vào sổ sách kế toán, các xắ nghiệp quốc doanh thực hiện thu thuế theo GTGT Ờ điều này gần giống với Việt Nam.

- Luật thuế GTGT trong nền kinh tế Thuỵ Điển

Năm 1969, Thụy điển là một nước đi đầu trong việc áp dụng Luật thuế GTGT. Trước khi thực hiện GTGT, Thuỵ Điển đã thực hiện cơ chế thuế doanh thu với một thuế suất 10% áp dụng chủ yếu đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Mục tiêu của sự chuyển đổi là khuyến khắch hàng xuất khẩu và thực hiện hồn thuế đối với hoạt động xuất khẩu. Q trình chuyển đổi thuế ở Thuỵ Điển được tiến hành qua 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là vào mùa xuân năm 1968, Bộ Tài chắnh giải trình trước Quốc hội và các doanh nghiệp về kế hoạch, nội dung chuyển đổi cơ chế nộp thuế. Giai đoạn thứ hai là vào mùa thu năm 1968, Quốc hội Thụy Điển thông qua và ban hành Luật thuế GTGT vào năm 1969 với nội dung cơ bản là các đối tượng nộp thuế doanh thu đều chuyển sang nộp GTGT. Thời điểm đó, Thụy Điển có 160.000 đối tượng nộp thuế doanh thu. Các dịch vụ không phải nộp thuế, 200.000 hộ nơng dân năm ngồi cơ chế GTGT. Cách tắnh thuế GTGT được áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế nộp khâu trước. Lúc đầu, Thụy Điển chỉ áp dụng 01 mức thuế suất duy nhất là 10% cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ nhưng do cơ chế khấu trừ nên số thuế GTGT thu được giảm mạnh so với thuế doanh thu trước đó. Để bù đắp nguồn thu, Thuỵ Điển đã tăng phắ bảo hiểm 1% trên tổng quĩ lương. Điều này làm cho tình hình ngân sách của Thụy Điển được cải thiện. Từ đó đến nay, trong quá trình thực hiện thuế GTGT, Thuỵ Điển đã nhiều lần điều chỉnh thuế suất và bổ sung thêm mức thuế. Để khuyến khắch

kinh tế phát triển, những đầu tư trang thiết bị, máy móc được khấu trừ vào thuế GTGT. Với chủ trương không thể dùng chắnh sách thuế GTGT để trợ cấp nên Thụy Điển không qui định cho miễn giảm thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)