C. MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN NGHỊ:
6. Hoàn thuế GTGT:
3.2.1. Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về
Để phù hợp với tình hình mới của đất nước, yêu cầu cấp bách phải tổ chức bộ máy thu thuế thống nhất trong cả nước.Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước với nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tắnh thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau:
Một là: Hệ thống thu thuế Nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống
nhất trong cả nước về công tác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách Nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế; không một tổ chức hay cá nhân nào được đứng ra tổ chức thu thuế nếu không được sự ủy quyền của cơ quan thuế.
Hai là: Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với các đối tượng nộp thuế được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác.
Ba là: Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mơ hình thống nhất.
Việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phắ chi tiêu, thực hiện các chắnh sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế.
Bốn là: Cơ quan thuế địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trưởng Bộ tài chắnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.
Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và được quy định trong các luật thuế. Tổng cục thuế đã có hướng dẫn và ban hành quy trình kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra còn
nhiều hạn chế bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Vì vậy, phải khắc phục những hạn chế đó bằng các biện pháp sau:
Thứ nhất, phải thực hiện tốt cả hai mặt: thanh tra và kiểm tra đối tượng
nộp thuế và thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế.
Thứ hai, để tránh tình trạng chồng chéo trong kiểm tra, thanh tra thuế hiện nay cần phải có sự thống nhất trong quy định ở các văn bản pháp luật về cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra theo hướng chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đã được quy định trong các luật thuế.
Thứ ba, cần phân biệt giới hạn thanh tra, kiểm tra thuế với những tác nghiệp
trong nghiệp vụ thuế, tránh gây phiền hà cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, xây dựng củng cố bộ máy, đội ngũ kiểm tra, thanh tra thuế, nguồn lực phân bổ cho công tác kiểm tra, thanh tra của ngành thuế cần phải được tăng cường tối thiểu là 30% nguồn lực của ngành thuế phải được giành cho công tác thanh tra, kiểm tra.
Thứ năm, Để đảm bảo cho cơ chế tự kê khai nộp thuế có hiệu quả thì vấn đề thanh tra, kiểm tra cũng cần phải được tăng cường trong đó mục tiêu của cơng tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế và các hành vi gian lận trong thương mại để trốn thuế, lậu thuế cũng như giảm xuống mức thấp nhất sự chênh lệch giữa số thuế đối tượng tự kê khai và số thuế phải nộp theo luật thuế. Đặc biệt, cần chú trọng đẩy mạnh kiểm tra hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, chặn đứng hiện tượng quay vịng hàng hố xuất khẩu, xuất khẩu khống.