Về thuế suất 0%:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 48)

IV. Thuế GTGT đã khuyến khắch phát triển các giao dịch thanh tốn khơng dùng tiền mặt:

3. Về thuế suất 0%:

Qua tổng hợp kinh nghiệm những nước áp dụng thuế GTGT, việc áp dụng thuế suất 0% căn cứ theo nguyên tắc vềỘđịa điểm tiêu dùngỢ để xác định nơi đánh thuế đối với hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Theo nguyên tắc này, hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng tại nước nào thì thuế GTGT được thu tại nước đó. Hàng hố, dịch vụ được tiêu dùng ngoài lãnh thổ của

một nước - diễn ra ở nước ngồi - thì sẽ được coi là xuất khẩu (không phải nộp thuế GTGT tại nước xuất khẩu và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ thuế đầu vào phát sinh tại nước xuất khẩu).

Luật thuế GTGT quy định áp dụng thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhưng chưa quy định cụ thể nguyên tắc xác định hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nên phát sinh vướng mắc trong thực hiện, nhất là đối với dịch vụ xuất khẩu trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Do chưa rõ nguyên tắc áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nên phát sinh vướng mắc trong thực hiện. Cụ thể:

(i) Một số trường hợp nếu chỉ căn cứ vào người mua nước ngoài là tổ chức khơng có cơ sở thường trú hoặc với cá nhân nước ngồi khơng phải là đối tượng cư trú tại Việt Nam thì chưa thể xác định là hàng hố, dịch vụ xuất khẩu, vì các dịch vụ này được cung cấp và tiêu dùng tại VN. Vắ dụ: dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, tổ chức sự kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

(ii) Một số trường hợp nếu căn cứ vào địa điểm tiêu dùng ở nước ngoài sẽ xác định được hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nhưng nếu căn cứ vào người mua nước ngoài là tổ chức có cơ sở thường trú (hoặc chắnh tổ chức, cá nhân Việt Nam mua nhưng tiêu dùng ở nước ngồi) thì khơng thể xác định là hàng hố, dịch vụ xuất khẩu. Đặc biệt trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung ứng hàng hố, dịch vụ ở ngồi Việt Nam. Vắ dụ:

- Doanh nghiệp Việt Nam mua, bán hàng hoá trên thị trường quốc tế mà hàng hố mua, bán khơng đi qua lãnh thổ Việt Nam; như Piaggio Việt Nam điều hành thương mại khu vực Châu Á (mua xe từ Ý để phân phối cho các nước Châu Á);

- Giao dịch hàng hoá giữa 02 (hai) doanh nghiệp Việt Nam, là người nộp thuế GTGT tại Việt Nam, nhưng việc chuyển giao và tiêu dùng hàng hoá thực hiện hoàn toàn ở nước ngoài; như Castrol Việt Nam cung cấp xăng dầu cho một số doanh nghiệp vận tải biển quốc tế; doanh nghiệp Việt Nam mua máy móc, thiết bị từ nước ngồi để cung cấp cho các dự án đầu tư ở nước ngoài khác của tổ chức Việt Nam.

- Người nộp thuế của Việt Nam cung cấp dịch vụ ở nước ngoài, hoặc vừa ở nước ngoài, vừa ở Việt Nam cho khách hàng Việt Nam, như khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, biểu diễn nghệ thuật;

- Doanh nghiệp bảo hiểm bán bảo hiểm cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá mua theo giá FOB và cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng theo giá CIF;

- Doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ vận tải giữa các cảng nước ngoài. - Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam khác hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngồi, như xây dựng các cơng trình tại Lào, Cam pu chia, Công gô, Miến Điện,... .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)