Một số vấn đề rút ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 40)

- Muốn thực hiện thành công Luật Thuế giá trị gia tăng thì phải có q trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về sự phù hợp của nó với thực trạng nền kinh tế.

Như phần 1.2.1 đã nói, Luật thuế GTGT đã và đang được áp dụng ở nhiều nước. Về mặt lơgic chình thức, muốn đem áp dụng những chắnh sách kinh tế mới nói chung, Luật thuế GTGT nói riêng vào thực tiễn cuộc sống, các nước, khu vực đều trải qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm. Để chắnh thức áp dụng Luật thuế GTGT, Trung Quốc cần 4 năm (từ 1980 đến 1984), Philippines cần 2 năm (từ 1986 đến 1988), trong khi Thụy Điển chỉ cần 1 năm, chia thành là 02 giai đoạn.

Thực tế cũng chỉ ra rằng, Mỹ là nền kinh tế số 1 của thế giới. Năm 1975, Mỹ mới chỉ có bang Michigan thực hiện Luật thuế GTGT dưới tên gọi "Single Business Tax" (SBT) như là hình thức thuế kinh doanh tổng hợp thay thế cho 07 loại thuế kinh doanh. Hiện tại, Mỹ là một trong số các quốc gia chưa sẵn sàng cho việc thực hiện Luật thuế GTGT. Sự Ộchậm chễỢ cho thấy sự thận trọng của người Mỹ trong việc thực hiện Luật thuế GTGT bởi theo họ, không phải nước nào áp dụng Luật thuế GTGT cũng thành công.

Những vấn đề trên đây là bài học cần rút ra đối với Việt Nam. Để thực hiện hiệu quả Luật Thuế GTGT, vấn đề rất quan trọng là phải có thời gian chuẩn bị, tìm hiểu kỹ về thuế GTGT và tình hình áp dụng sắc thuế này ở các nước, từ đó cân nhắc đến sự phù hợp của nó đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Nếu những vấn đề trên chưa thật sự chắn muồi thì hiệu quả thực hiện Luật Thuế GTGT khó có thể đạt được. Thực tiễn 15 năm qua, chúng ta đã hai lần ban hành mới và hai lần sử đổi những nội dung cơ bản của

Luật Thuế GTGT nhưng điều này khơng có nghĩa là chúng ta đã thật sự hiểu hết về nó. Để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Thuế GTGT nhất thiết phải nghiên cứu kỹ hơn về loại thuế này và sự phù hợp của nó đối với nền kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn với các mục tiêu kinh tế xã hội được đặt ra.

Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, Luật thuế GTGT được áp dụng ở nhiều nước nhưng chưa có nước nào ngay từ khi áp dụng thuế này đã phù hợp ngay với nền kinh tế của nước đó và khơng có sự sửa đổi, bổ sung. Thực hiện Luật Thuế GTGT ở Việt Nam cũng khơng thể nằm ngồi vấn đề có tắnh quy luật này. So với thế giới, Luật thuế GTGT ở Việt Nam là vấn đề còn khá mới. Bên cạnh đó, những biến động từ tình hình kinh tế, chắnh trị trên thế giới luôn ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập. Theo đó, q trình thực hiện Luật Thuế GTGT cũng là q trình bổ sung, hồn thiện Luật và các văn bản pháp quy cho phù hợp với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam.

- Xác định đối tượng chịu thuế và mức thuế suất phù hợp, linh hoạt là yếu tố quyết định đến hiệu quả thực hiện Luật Thuế GTGT.

Các nước thực hiện Luật thuế GTGT luôn gặp phải vấn đề đầu tiên phải giải quyết là xác định đối tượng chịu thuế và đối tượng khơng chịu thuế. Theo đó, đối tượng chịu thuế càng nhiều thì đối tượng khơng chịu thuế càng ắt, lượng thuế thu được cũng ắt và ngược lại. Nhìn chung, các hàng hóa và dịch vụ không chịu thuế GTGT chủ yếu liên quan đến nhóm các hàng hóa mà nhà nước khuyến khắch tiêu dùng hoặc nhà nước cần có chắnh sách hỗ trợ như y tế cơ bản, giáo dục hay sản xuất nông nghiệp... và những loại dịch vụ mà việc đánh thuế GTGT trên thực tế khó thực hiện như một số loại hình dịch vụ tài chắnh, ngân hàng,...).

Tại Hàn Quốc, nhóm hàng hóa khơng chịu thuế gồm 16 nhóm: các loại thực phẩm chưa qua chế biến; nước sạch; dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe; sách, báo; dịch vụ tài chắnh, ngân hàng; hoạt động cho thuê nhà và đất gắn với nhà; đất... trong khi ở Thái Lan, những hàng hóa, dịch vụ thuộc loại này gồm

những mua bán hoặc nhập khẩu hàng hóa nơng sản chưa qua chế biến; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu; báo, tạp chắ và sách giáo khoa; dịch vụ cơ bản (dịch vụ y tế và giáo dục). Trung Quốc xác định sản phẩm nông nghiệp do nông dân tự sản xuất; dụng cụ và thuốc tránh thai; sách cổ; máy móc, dụng cụ nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động khoa học và cơng nghệ; nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các tổ chức, chắnh phủ nước ngồi thơng qua hình thức viện trợ; hàng hóa do các tổ chức người tàn tật cho mục đắch thực hiện Luật của người tàn tật là những nhóm hàng hóa khơng chịu thuế GTGT. Hiện tại, nhiều nước quy định dịch vụ tài chắnh, ngân hàng tuy không thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng lại thu loại thuế khác như thuế kinh doanh (business tax) với mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thuế GTGT (không phát sinh việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào). Điển hình của vấn đề này là Trung Quốc áp dụng thuế suất 3% đối với dịch vụ tài chắnh và ngân hàng; Đài Loan áp dụng mức thuế suất 2% hoặc 5% đối với hoạt động cung ứng dịch vụ do các tổ chức tài chắnh trong nước thực hiện (đối với tổ chức tài chắnh không thường trú là 3% hoặc 5%); Thái Lan áp dụng thuế kinh doanh ở mức 3% đối với dịch vụ tài chắnh, ngân hàng, chứng khoánẦ Việc xác định đối tượng chịu thuế và không chịu thuế tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước với những mục tiêu kinh tế xã hội mà họ đặt ra. Hiện tại, số lượng nhóm hàng hố dịch vụ khơng chịu thuế của các nước đều ắt hơn nhiều so với Việt Nam. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả Luật Thuế GTGT, Việt Nam phải nghiên cứu xác định rõ các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và khơng chịu thuế cho phù hợp.

Năm 2012, Ngân hàng Thế giới đã thống kê mức thuế suất của 112 quốc gia có áp dụng Luật thuế GTGT. Kết quả cho thấy, có 88 nước áp dụng mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh Việt Nam như Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thơng là 17% và mức ưu đãi là 13%.

Phi-lắp-pin có mức thuế suất 12%. Ở một số quốc gia, vắ dụ Ca-na-da, bên cạnh việc chắnh quyền trung ương thu thuế GTGT, chắnh quyền địa phương của một số bang cũng thu thêm loại thuế này. Hàn Quốc từ năm 2012 cũng đã điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 10% lên 10,5%, trong đó số thu thuế GTGT từ 0,5% thuế suất tăng thêm được chuyển giao cho địa phương (ngoài số phân cấp nguồn thu từ thuế GTGT chung). Mức thuế suất thuế GTGT có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia, đặc biệt cao ở các nước phát triển ở trong EU và thuộc Đơng Âu. Cũng có quốc gia có mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn 10%, vắ dụ như ở Nhật Bản là 5%, ở Singapore và Thái Lan là 7%. Đối với Nhật Bản, Hạ viện đã thông qua kế hoạch nâng mức thuế suất lên 8 - 10%.

Theo trên, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức thuế suất phổ thông thấp nhất. Trong điều kiện nước đang phát triển, cần khuyến khắch sản xuất, tiêu thụ hàng hóa cho nên việc đưa lên một mức thuế suất phổ thông cao là điều bất lợi. Tuy nhiên, nếu duy trì mức thuế suất phổ thông thấp sẽ không mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách. Vì lẽ đó, cần một mức thuế suất phù hợp và linh hoạt để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho việc thực hiện Luật Thuế GTGT ở nước ta.

- Thực hiện Luật thuế GTGT không tách rời với các sắc thuế khác

trong hệ thống chắnh sách thuế hợp lý.

Luật thuế GTGT là sắc thuế tiến bộ, được nhiều nước thực hiện nhưng không một quốc gia nào thực hiện Luật thuế GTGT tách rời với các sắc thuế khác trong hệ thống chắnh sách thuế. Một số quốc gia trong EU, Thái Lan Ầ không quy định thêm bất kỳ khoản thu nào để thay thế cho thuế GTGT. Đặc biệt, Thái Lan cịn có quy định cụ thể hơn là xếp các đối tượng kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng vào nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT như một số loại hàng hóa và dịch vụ khác. Tuy nhiên, các quốc gia khác như Đài Loan, In-đô-nê-xi-a hay Phi-lắp-pin lại quy định những đối tượng nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng kê khai phải chịu thuế thì khơng được khấu trừ thuế đầu vào. Mức thuế suất áp dụng chủ yếu từ 1-4% và có nước phân theo ngành, nghề kinh doanh. Ở Anh,

người ta áp dụng quy định thu thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu (flat rate scheme) cho người nộp thuế có quy mơ nhỏ. Theo đó, người nộp thuế GTGT có doanh thu dưới 150 nghìn bảng mỗi năm có thể lựa chọn nộp thuế theo phương pháp tỷ lệ % tắnh trên doanh thu và không được khấu trừ thuế đầu vào. Các mức tỷ lệ áp dụng tùy theo ngành nghề kinh doanh nhưng thường trong khoảng từ 4% đối với kinh doanh thực phẩm, đồ ăn, quần áo trẻ em.. đến 14,5% đối với các hoạt động xử lý dữ liệu, tư vấn công nghệ thông tin, kiến trúc, khảo sát điều tra... Phương pháp tắnh thuế cho đối tượng kinh doanh có doanh thu dưới mức ngưỡng kê khai thuế GTGT ở Ca-na-da cũng tương tự như ở Anh. Theo đó, những đối tượng nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng kê khai thuế GTGT có thể lựa chọn để nộp thuế theo phương pháp tắnh trên doanh thu theo mức thuế suất 3% hoặc 5%.

Ở Việt Nam, hiện tại, nếu chỉ áp dụng Luật Thuế GTGT đối với các doanh nghiệp lớn thì sẽ rất khó thực hiện và thất thu lớn cho NSNN bởi chúng ta có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, có mức thu nhập thấp. Bởi vậy, đồng thời với quá trình thực hiện Luật thuế GTGT cần kết hợp với các sắc thuế khác để đảm bảo nguồn thu và quản lý, điều tiết được hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu KTXH được đặt ra.

*

* *

Luật thuế GTGT là một trong những công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, thay thế cho thuế doanh thu, được áp dụng cho phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua mỗi khâu của quá trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng. Ở Việt Nam, Luật Thuế GTGT số 57/1997/L-CTN lần đầu tiên được ban hành vào ngày 10/5/1997, chắnh thức đưa vào áp dụng từ 1/1/1999 thay thế cho thuế thu nhập doanh nghiệp. Quá trình thực hiện, Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Hiệu quả thực hiện Luật Thuế GTGT là tiêu chắ phản ánh những kết quả đạt được về mặt thu cho NSNN và những tác động tắch cực đến sự ổn

định và phát triển của nền kinh tế, hướng tới hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra. Hiệu quả thực hiện Luật Thuế GTGT được đánh giá trên 3 tiêu chắ chủ yếu: Tình hình thu ngân sách nhà nước; Việc đạt các chỉ tiêu tăng trưởng và xu hướng phát triển của nền kinh tế; Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi áp dụng Luật Thuế GTGT.

Với những tác động tắch cực đến nền kinh tế, nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng Luật thuế GTGT trước Việt Nam. Sự thành công và những bất cập của các nước là bài học kinh nghiệm đáng quý cho Việt Nam trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)