Những mặt chưa đạt được:

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sinh hoạt tại công ty cấp thoát nước khánh hòa (Trang 98 - 107)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.7.2 Những mặt chưa đạt được:

Tồn tại song song với những mặt đã đạt được là những mặt chưa đạt được của công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa cần được điều chỉnh:

 Là một doanh nghiệp Nhà nước, lại hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nên tính cạnh tranh của công ty chưa cao, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả chưa cao.

 Đối với những khoản sửa chữa lớn Tài sản cố định đã được xác định trước, tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất toàn công ty , chưa được trích trước vào Tài khoản 335- Chi phí phải trả để dễ dàng quản lý các khoản chi phí đó.

 Do đặc điểm ngành nghề hoạt động nên có thiệt hại trong sản xuất tại các trạm bơm, mạng lưới truyền tải, đường ống là điều không thể tránh khỏi.Song, việc theo dõi,quản lý vấn đề này của công ty chưa được chú trọng nhiều.

 Việc trích các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế của Công ty chưa đúng với quy định : Thay vì trích các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là 17% lương cơ bản nhưng công ty lại trích theo 17% lương thực tế.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH NƯỚC SINH

HOẠT TẠI CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC KHÁNH HÒA.

Biện pháp 1 :Bảo quản tốt hơn nữa các Nguyên vật liệu để tránh hư

hỏng:

Do các nguyên vật liệu: vôi, phèn, clo phục vụ cho sản xuất rất dễ bị hư hỏng khi bảo quản, lưu kho trong điều kiện ẩm ướt nên công ty cần phải thực hiện tốt 1 số yêu cầu sau:

- Sắp xếp, bảo quản từng nguyên vật liệu theo đúng vị trí đã được quy định.

- Thủ kho cần phải kiểm tra thường xuyên điều kiện bảo quản các nguyên vật liệu, không đem các chất lỏng vào trong kho.

Biện pháp 2: Công ty cần năng động hơn nữa trong việc thu mua nguyên vật liệu nhằm hạ chi phí đầu vào :

Các nguyên vật liệu đều là hóa chất nên công ty thường mua chúng tại một nơi (công ty hóa chất Miền Nam) để cho công việc thu mua đơn giản hơn.Nhưng có lẽ để tiết kiệm hơn nữa chi phí nguyên vật liệu, góp phần hạ giá thành sản phẩm nước sinh hoạt thì công ty cần tìm kiếm các nhà cung cấp chuyên biệt cho từng loại nguyên vật liệu.Bên cạnh đó, việc tổ chức vận chuyển trong công tác thu mua các nguyên vật liệu cũng nên có sự kết hợp với nhau để hạn chế tối đa chi phí vận chuyển.

Biện Pháp 3 : Tổ chức theo dõi chặt chẽ các khoản thiệt hại trong

quá trình sản xuất và tiêu thụ :

 Với đặc điểm: nước sản xuất ra sẽ được truyền tải đến người tiêu dùng và không thể tránh được tình trạng thất thoát nước trong quá trình sản

xuất, tiêu thụ.Do đó, thay vì lượng nước sản xuất ra thực tế bao gồm cả lượng nước tiêu thụ và lượng nước thất thoát nhưng công ty chỉ xem lượng nước sản xuất ra chính là lượng nước tiêu thụ; làm cho giá thành đơn vị tăng cao hơn so với thực tế.

 Minh họa: Trong quý 1 năm 2008, tổng chi phí sản xuất là: 6,038,748,314; lượng nước tiêu thụ: 6,000,000m3 , tỉ lệ thất thoát: 23%.Từ đó ta tính được giá thành cho 1m3 nước sinh hoạt:

+ Thực tế :

Giá thành 1m3 nước sinh hoạt = 6,038,748,314 / 6,000,000(1+23%)=818.26 đồng. + Sổ sách :

Giá thành 1m3 nước sinh hoạt = 6,038,748,314 / 6,000,000=1,006.46 đồng. + Giá thành chênh lệch do thất thoát : 1,006.46 - 818.26 =188.20 đồng.

Như vậy, để công ty có thể xác định được tình trạng nước sạch bị thất thóat tại nơi sản xuất hoặc nơi tiêu thụ, từ đó công ty đưa ra các biện pháp hữu hiệu phòng tránh thiệt hại nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nước sinh hoạt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; thì công ty cần:

- Hàng ngày, bộ phận sản xuất ở 2 Nhà máy nước Võ Cạnh và Xuân Phong phải ghi chép sổ sách cẩn thận các thông tin: khối lượng nước sạch được sản xuất ra, lượng nước sạch bị thất thoát do bị tràn ra ngoài bể chứa tại nơi sản xuất.

- Cuối tháng, kế tóan trưởng căn cứ vào các thông tin :khối lượng nước sạch được sản xuất ra, lượng nước sạch bị thất thoát do bị tràn ra ngoài bể chứa tại nơi sản xuất, khối lượng nước tiêu thụ để tìm ra lượng nước hao hụt do các mạng lưới, đường ống truyền tải đến người tiêu dùng.

Sau đó, nếu lượng nước thất thoát ngoài lượng cho phép thì công ty cần thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế tối đa sự thất thoát:

- Tại nơi sản xuất: Quản đốc nhà máy sản xuất nước cần thường xuyên kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất nước sinh hoạt để việc sản xuất diễn ra mà không có sự cố gây thiệt hại trong sản xuất.

- Công ty phải thường xuyên bố trí lực lượng kiểm tra mạng lưới đường ống truyền tải nước để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời các đường ống bị rạn nứt, hư hỏng.

Bên cạnh đó, để công ty có thể quản lý tốt hơn nữa nguyên vật liệu, tránh thất thoát tại nơi sản xuất do để mất cắp, gian lận nguyên vật liệu thì quản đốc nhà máy nước phải kiểm tra, giảm sát khâu bỏ các nguyên vật liệu vào nước thô để xử lý nước theo đúng tỷ lệ theo quy định.

Bin Pháp 4 : Thực hiện việc trích trước chi phí sửa chữa lớn Tài sản

cố định khi đã có kế hoạch vào Tài khoản 335-Chi phí phải trả.

Tài sản cố định phục vụ cho sản xuất có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình sản xuất, đôi khi nó có thể làm cho việc sản xuất bị gián đoạn.Do đó, các thiết bị máy móc này cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ hoặc phải sửa chữa khi nó bị hư hỏng.Việc sửa chữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất, làm tăng đột biến chi phí sản xuất nếu đó là chi phí sửa chữa lớn mà không được trích trước hay phân bổ dần vào các kỳ sau.Chính vì thế, công ty Cấp thóat nước Khánh Hòa đã hạch tóan theo cách thức phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn:

Kết chuyến chi phí sửa chữa lớn :

Nợ 242: chi phí sửa chữa lớn. Có 2413: chi phí sửa chữa lớn. Phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào từng tháng:

Nợ 627 : phân bổ chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất Có 242 : phân bổ chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất.

Phương pháp hạch tóan chi phí sửa chữa lớn của công ty cũng đã khắc phục được tình trạng chi phí sản xuất tăng đột biến khi hạch tóan hết vào phí sản xuất trong kỳ.Song với cách này, công ty sẽ khó kiểm tra, theo dõi chi phí sửa chữa lớn trong khi chi phí này có giá trị rất lớn vì Tài khoản 242-chi phí trả trước dài hạn gồm rất nhiều khoản: chi phí trả trước về thuê hoạt động Tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều năm tài chính; chi phí nghiên cứu có giá trị lớn; chi phí đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật; công cụ dụng cụ có giá trị lớn xuất 1 lần tham gia vào hoạt động kinh doanh trên 1 năm tài chính….

Chính vì vậy, để có thể chủ động hơn trong việc quản lý chi phí sản xuất trong các kỳ sản xuất sau đó và giám sát, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các chi phí sửa chữa lớn có ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất thì khi dự đóan được chi phí cần sửa chữa lớn tài sản cố định, công ty cần trích lập trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thông qua Tài khỏan 335-chi phí phải trả.Với biện pháp này, công ty cần hạch tóan:

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn :

Nợ 627 : chi phí sửa chữa lớn cần trích trước vào chi phí sản xuất trong kỳ Có 335: chi phí sửa chữa lớn cần trích trước vào chi phí sản xuất trong kỳ Khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa lớn :

Nợ 335 : chi phí sửa chữa lớn phát sinh

Có 2413: chi phí sửa chữa lớn phát sinh

Biện Pháp 5 : Trích các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo đúng quy định của Bộ tài chính.

 Hiện nay, tại công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa đang hạch toán các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất như sau: Bảo hiểm xã hội trích theo 15% lương thực tế, Bảo hiểm y tế trích theo 2% lương thực tế, Kinh phí công đoàn trích theo 2% lương thực tế:

Nợ 622,627 : 19%lương thực tế Có 3382 : 2% lương thực tế Có 3383 : 15% lương thực tế Có 3384 : 2% lương thực tế

Như vậy, công ty đã trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế sai quy định.

 Theo quy định của Bộ tài chính thì các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội trích theo 15% lương cơ bản, Bảo hiểm y tế trích theo 2% lương cơ bản, Kinh phí công đoàn trích theo 2% lương thực tế.Vậy, công ty cần phải hạch tóan như sau:

Nợ 622,627 : 17%lương cơ bản + 2% lương thực tế. Có 3382 : 2% lương thực tế

Có 3383 : 15% lương cơ bản Có 3384 : 2% lương cơ bản.

KIẾN NGHỊ.

Trong quá trình thực tập tại công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa, em nhận thấy một số vấn đề cần kiến nghị với công ty nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa:

 Công ty nên đưa ra biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa tình trạng thất thoát nước để hạn chế ở mức thấp nhất tỉ lệ thất thoát nước.

 Cần kiểm tra chặt chẽ hơn nữa đối với các chi phí phát sinh trong kỳ nói chung và chi phí sản xuất nói riêng để có thể giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .

 Đối với việc theo dõi chi phí khấu hao tài sản cố định, trong Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định cần theo dõi cả số khấu hao tăng, giảm, nguyên giá tài sản cố định để thuận tiện cho việc theo dõi và quản lý tài sản cố định.

 Công ty cần đầu tư hơn nữa vào các trang thiết bị máy móc kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty để có thể phục vụ tốt hơn các nhu cầu của người tiêu dùng.

KẾT LUẬN.

Để có thể tạo dựng được uy tín của mình đối với người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm và có giá cả hợp lý. Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nói chung và tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.

Với những kiến thức lý luận và nhận thức được nhà trường trang bị trong quá trình học tập tại trường; trong quá trình thực tập và nghiên cứu tại phòng Tài vụ của công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn em: cô Phan Thị Dung và các cán bộ nhân viên phòng Tài vụ của công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa, em đã được củng cố lại kiến thức mà mình đã học khi ngồi trên ghế nhà trường và học hỏi thêm công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong thực tế. Em nhận thấy công tác kế toán nói chung và việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và của công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa nói riêng.Từ các thông tin, dữ liệu do bộ phận kế toán cung cấp , các nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Mong muốn lớn nhất của bài khóa luận này là tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa và qua đây em có thể đóng góp một số ý kiến của mình để hoàn thiện công tác kế toán của công ty.Song, do thời gian nghiên cứu và trình độ của em còn hạn chế nên bài khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cùng các cô

chú trong công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn..

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thị Dung đã hướng dẫn em làm bài khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa, đặc biệt là các cô, chú trong phòng Tài vụ đã giúp em tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nước sinh hoạt của công ty.

Nha Trang, tháng 11 năm 2008. Sinh viên thực tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Tài chính (2006), Quản trị tài chính, trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

2. Thầy giáo Nguyễn Thành Cường(2006), Hệ thống thông tin Kế tóan 1, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

3. Thạc sỹ Phan Thị Dung(2006), Kế tóan doanh nghiệp 1, Kế tóan doanh nghiệp 2, Tổ chức hạch tóan kế tóan, trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

4. Trần Thị Hồng Vinh (2006), Tổ chức công tác kế tóan tập hợp chi

phí và tính giá thành sản phẩm, khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước sinh hoạt tại công ty cấp thoát nước khánh hòa (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)