L ỜI MỞ ĐẦU
1.5 Phương pháp tính giá thành:
1.5.1 Phương pháp giản đơn:
- Điều kiện áp dụng:
+ Doanh nghiệp sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn. + Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm.
+ Đối tượng tính giá thành là sản phẩm. - Phương pháp :
Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ+ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - các khoản làm giảm chi phí - Chi phí sản xuất
dở dang CuốiKỳ
Giá thành đơn vị =Tổng giá thành sản phẩm / sản lượng sản phẩm hòan thành .
1.5.2 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
- Điều kiện áp dụng:
+ Trên quy trình công nghệ thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ. + Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ.
+ Đối tượng tính giá thành là phẩm chính. - Phương pháp :
Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ+ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - giá trị sản phẩm phụ - Chi phí sản xuất dở
1.5.3 Phương pháp hệ số:
- Điều kiện áp dụng:
+ Trên quy trình công nghệ thu được nhiều sản phẩm khác nhau. + Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ.
+ Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm khác nhau trên quy trình công nghệ.
- Phương pháp :
Chọn một sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1.0. Căn cứ đặc điểm kỹ thuật xây dựng hệ số cho các sản phẩm khác, công việc tính giá thành như sau:
+ Bước 1: Quy đổi sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn
(Qi) (Hi)
+Bước 2: Tính tổng giá thành của nhóm sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm nhóm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ+ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - các khoản làm giảm chi phí - Chi phí sản xuất
dở dang Cuối Kỳ
+ Bước 3: Tính giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn :
Giá thành đơn vị sp tiêu chuẩn = Tổng giá thành nhóm sp / Tổng khối lượng sản phẩm quy chuẩn
+ Bước 4 : Tính giá thành & giá thành đơn vị từng loại sản phẩm
Giá thành thực tế sản phẩm i = giá thành sản phẩm tiêu chuẩn * Hi Tổng giá thành thực tế từng loại sp = Giá thành thực tế 1sp loại i * Qi
1.5.4 Phương pháp tỷ lệ:
- Điều kiện áp dụng:
+ Trên quy trình công nghệ thu được nhiều sản phẩm khác nhau. + Đối tượng tập hợp chi phí là quy trình công nghệ.
+ Đối tượng tính giá thành là sản phẩm trên quy trình công nghệ. Doanh nghiệp đã xây dựng được giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức.
- Phương pháp :
+ Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế nhóm:
Tổng giá thành thực tế nhóm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ+ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - các khoản làm giảm chi phí - Chi phí sản xuất
dở dang CuốiKỳ
+ Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch nhóm
Tổng giá thành kế hoạch nhóm= ∑ (giá thành kế hoạch spi* Số lượng spi).
+ Bước 3: Tính Tỷ lệ giá thành
Tỷ lệ tính giá thành = Tổng giá thành thực tế nhóm / Tổng giá thành kế
hoạch nhóm * 100%
+ Bước 4: Tính giá thành của từng loại sản phẩm i
Tổng giá thành thực tế spi = Tổng giá thành kế hoạch spi * Tỷ lệ tính giá
thành
1.5.5 Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất thực hiện ở nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc các giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Công thức tính giá thành được tính bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất hay chi tiết:
Zsp = Z1 + Z2 +…+ Zn
Trong đó: Z1, Z2, …,Zn: là chi phí sản xuất các bộ phận của các chi tiết, bộ phận sản xuất.
1.5.6 Tính giá thành trong một số trường hợp:
1.5.6.1Trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:
- Điều kiện áp dụng:
+ Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. + Đối tượng tập hợp chi phí là đơn đặt hàng. + Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng.
+ Kỳ tính giá thành : khi đơn đặt hàng hoàn thành. - Phương pháp :
Tổng giá thành đơn đặt hàng = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ+ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - các khoản làm giảm chi phí.
1.5.6.2 Trường hợp doanh nghiệp có bộ phận sản xuất phụ :
- Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có sản xuất phụ. - Phương pháp :
Đối với doanh nghiệp có một bộ phận sản xuất phụ hoặc có nhiều bộ phận sản xuất phụ nhưng không có sự cung cấp lẫn nhau:
Giá thành sản xuất phụ = (Chi phí sản xuất phụ dở dang đầu kỳ + chi phí
sản xuất phụ phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất phụ dở dang CuốiKỳ ) / (Khối lượng sản phẩm hòan thành – Khối lượng sản phẩm tự dùng )
Đối với doanh nghiệp có nhiều bộ phận sản xuất phụ hoặc có nhiều bộ phận sản xuất phụ và có sự cung cấp lẫn nhau, giá thành xác định như sau:
Tính giá trị cung cấp lẫn nhau giữa các bộ phận.
Tính tổng giá thành sản xuất phụ cung cấp cho đối tượng chính.
Tổng giá thành sản xuất phụ = chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản
xuất phát sinh trong kỳ - chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ + giá trị nhận sản
Tính giá thành sản xuất phụ :
Giá thành sản xuất phụ = Tổng giá thành sản xuất phụ đối tượng chính /
(Khối lượng sản phẩm hoàn thành – Khối lượng sản phẩm tự dùng – Khối lượng sản phẩm cung cấp sản xuất phụ khác)
1.6 Sổ kế toán.
Tùy vào từng hình thức kế tóan mà doanh nghiệp sử dụng các loại sổ khác nhau để tập hợp chi phí sản xuất.Song, cơ bản là 2 loại sổ:
- Sổ chi tiết các Tài khoản chi phí : 621,622,627,154. - Sổ tổng hợp các Tài khoản chi phí :621,622,627,154.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
NƯỚC SINH HOẠT TẠI CÔNG TY CẤP THOÁT NƯỚC KHÁNH HOÀ.
2.1 Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty Cấp Thoát Nước Khánh Hoà. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Hiện nay, việc sản xuất và thi công xây lắp công trình khai thác, sản xuất nước để cung cấp nước máy cho thành phố Nha Trang nói riêng và toàn tỉnh Khánh Hoà nói chung là do công ty cấp thoát nước Khánh Hoà đảm nhiệm.Công ty cấp thoát nước Khánh Hoà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở xây dựng Khánh Hoà có một số đặc điểm sau:
Tên công ty: Công ty cấp thoát nước Khánh Hoà. Địa chỉ : 58 đường Yersin-Nha Trang-Khánh Hoà. Tài khoản : 102010000427539-Ngân hàng công thương. Mã số thuế: 4200238007.
Công ty có quá trình hình thành và phát triển có thể tóm tắt thành ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:
Năm 1975 , công ty Giao thông vận tải Phú Khánh đã tiếp nhận nhà máy nước Nha Trang( công suất 4000m3/ngày đêm) do trung tâm cấp thuỷ Phú Khánh để lại, trụ sở chính đặt tại số 02 Yersin-Nha Trang.Lúc này nhà máy có 25 người với cơ sở vật chất ít ỏi:
Trạm bơm Cầu Dứa có 2 máy bơm. Khu đồi trại Thuỷ có 1 bể chứa.
Ngày 29/01/1976, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Khánh có quyết định số 5/QĐ-TCCQ chuyển giao nhà máy nước Nha Trang từ công ty Giao thông vận tải Phú Khánh sang công ty Xây dựng Phú Khánh, đồng thời Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định số 96/VP-UB ngày 18/12/1976 tận dụng nhà số 58 đường Yersin-Nha Trang để cấp cho nhà máy sử dụng và đây cũng là trụ sở chính của công ty hiện nay.
Nhà máy cấp nước phục vụ chủ yếu cho các cơ quan, các thương gia và số ít dân cư.
Giai đoạn 2:
Ngày 29/10/1979, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Khánh ra quyết định số 2457 UB/TC về việc thành lập công ty cấp thoát nước Phú Khánh .
Trong năm 1979, nhà máy nước Xuân Phong đã được xây dựng và đưa vào hoạt động với công suất 8000m3/ngày đêm.
Năm 1983, công ty đã xây dựng bể chứa có sức chứa 2000m3 tại đồi La San.
Năm 1984, trạm xử lý nước Phước Hải được sử dụng với công suất 4000m3/ngày đêm lấy từ trạm Cầu Dứa.
Năm 1990, công ty đã cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cầu Dứa từ 4000m3/ngày đêm lên đến 12000m3/ngày đêm.
Giai đoạn 3:
Theo quyết định số 1487/QĐ-UB ngày 23/12/1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà, công ty cấp thoát nước Phú Khánh đổi tên thành công ty cấp thoát nước Khánh Hoà.Công ty là đơn vị trực thuộc Sở xây dựng Khánh Hoà với tổng số vốn được giao :
Vốn cố định : 6,117,766,987VNĐ. Vốn lưu động: 169,185,444VNĐ.
Từ năm 1994, nhờ nguồn Ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu kết hợp với ngân sách địa phương, công ty đã đưa vào sử dụng nhà máy nước Võ Cạnh với công suất 5000m3/ngày đêm, lấy nguồn nước từ sông Cái.
Hiện nay, khả năng cung cấp nước cho thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh khoảng 70.000m3/ngày đêm do hai nhà máy : Võ Cạnh và Xuân Phong cung cấp.Để ổn định nguồn nước cho việc sản xuất nước cho mọi người, công ty còn có 2 Bể điều hòa :Bể chứa 3000m3 sau đồi ông Phật, Phương Sơn và Bể chứa 2000m3 đồi LaSan,Vĩnh Thọ.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cấp thoát nước Khánh Hoà. 2.1.2.1Chức năng của công ty: 2.1.2.1Chức năng của công ty:
Công ty cấp thoát nước Khánh Hoà có một số chức năng sau: Sản xuất và phân phối nước sạch.
Lắp đặt đường ống cấp thoát nước.
Thiết kế các công trình cấp thoát nước có quy mô nhỏ với công suất 2000m3/ngày đêm.
2.1.2.2Nhiệm vụ của công ty:
Bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả và bảo toàn vốn.
Bảo đảm số lượng và chất lượng nước máy phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng.
Bảo đảm tiến độ các công trình thi công xây lắp.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
2.1.3 Tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty cấp thoát nước Khánh Hoà. 2.1.3.1Tổ chức quản lý tại công ty: 2.1.3.1Tổ chức quản lý tại công ty:
Sơ đồ2.1: Cơ cấu quản lý tại công ty cấp thoát nước Khánh Hòa.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động và kết quả kinh doanh của công ty.Ngoài ra, còn xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn , trung hạn , ngắn hạn và bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo đúng Bộ luật lao động.
Phòng Tài Vụ Phòng Kế Hoạch Phòng Quản Lý Tiêu Thụ Đội Bảo Vệ Tổ Chống Thất Thoát Nước Phòng Kỹ Thuật Tổ Cơ Điện Nhà máy Nước Võ Cạnh Tổ Kiểm Tra Tiêu Thụ Tổ Quản Lý Tiêu Thụ Các trạm tăng áp Phòng Tổ Chức Hành Chính Tổ sửa chữa đường ống Tổ Thu Và Ghi Đồng Hồ Nhà Máy Nước Xuân Phong Đội Thi Công Giám Đốc Phó Giám Đốc Sản Xuất Kinh Doanh Phó Giám Đôc Kỹ Thuật
Phó giám đốc Sản xuất kinh doanh: phụ trách lĩnh vực quản lý, sản xuất nước máy, phân phối điều hòa sản phẩm nước máy. Đồng thời, hướng dẫn giúp đỡ giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của khách hàng về lĩnh vực sản xuất và sử dụng nước máy.
Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc công ty điều hành mọi hoạt động của đơn vị trong lĩnh vực kỹ thuật, khảo sát, thiết kế và thi công xây lắp.Đồng thời, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác nghiệm thu khối lượng, chất lượng, các quy định về mỹ thuật, xác định chất lượng vật tư, máy móc thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt và sử dụng.
Phòng Tổ Chức Hành Chính:
Giải quyết kịp thời các nhu cầu phục vụ công tác của các phòng ban, đơn vị trong công ty. Chăm lo sức khỏe và khám sức khỏe định kì cho cán bộ công nhân viên.Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, thường trực công ty.Tổ chức đón tiếp khách hàng đến liên hệ công tác.
Làm nhiệm vụ thường trực công tác thi đua khen thưởng của công ty.Phối hợp với các phòng ban, đơn vị của công ty lập biên bản xử lý và đề xuất xử phạt đối với các cá nhân và tập thể vi phạm các quy định của công ty và vi phạm quy chế quản lý hệ thống cấp nước thành phố.
Phòng Tài Vụ:
Lập kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Giúp giám đốc quản lý chặt chẽ công tác hạch toán kinh tế.Đảm bảo phát triển sản xuất mang lại lợi nhuận.
Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn và sử dụng vốn linh hoạt, đúng mục đích và đúng thể lệ chế độ tài chính, đảm bảo trên nguyên tắc có bảo toàn vốn.Theo dõi hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời các công trình xây lắp, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước sạch, mua bán và cấp phát vật tư, trang thiết bị công cụ.
Quản lý công tác thu tiền nước chặt chẽ, kịp thời, đúng nguyên tắc quản lý tài chính tiền tệ của nhà nước quy định và các quy định của công ty. Chủ động việc đề xuất thanh lý tài sản, vật tư máy móc thiết bị đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả theo đúng nguyên tắc của công ty.Tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm kê định kỳ hàng năm.
Phòng Quản Lý Tiêu Thụ:
Tổ chức thực hiện chỉ tiêu về tiêu thụ sản phẩm nước máy theo đúng kế hoạch công ty giao. Khi ghi sổ đồng hồ phải đảm bảo kịp thời đúng đối tượng và mục đích sử dụng của khách hàng.
Quản lý chặt chẽ hồ sơ tiêu thụ nước máy, giải quyết kịp thời chính xác khâu tiêu thụ nước máy đối với khách hàng, đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ chính sách chống thất thu.
Tiếp nhận đơn xin lắp đặt hệ thống cung cấp nước của khách hàng.Lập dự toán và thi công lắp đặt đồng hồ đo nước cho các khách hàng đang dùng khoán hoặc đồng hồ đã bị hư hỏng.
Thường xuyên phải tham khảo, thăm dò ý kiến của khách hàng đang sử dụng nước máy và thực tế cung cấp nước cho khách hàng đang sử dụng về khối lượng và chất lượng.
Ghi chép và phân tích đầy đủ các số liệu về khách hàng đang sử dụng nước máy và kể cả các đối tượng khác đang có nhu cầu sử dụng nước máy.Để từ đó có những ý kiến xác thực đóng góp vào việc lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty.
Phòng Kế Hoạch:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng tháng, quý, năm cho công ty.
Tổ chức công tác kế hoạch đôn đốc các đơn vị thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ, tham gia trực tiếp với phòng kỹ thuật tiến hành
kiểm tra, nghiệm thu các công trình đã và đang thi công xây lắp và sản xuất nước.
Chịu trách nhiệm điều độ sản xuất phù hợp với khả năng về vốn, vật tư, nhân lực theo đúng kế hoạch của công ty đã giao cho các đơn vị.
Làm thủ tục xây dựng cơ bản theo dự án đã được duyệt và các hồ sơ xây dựng công trình, hạng mục công trình.
Chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm vật tư, trang thiết bị máy móc, các phương tiện vận tải, các kho bãi hợp lý và thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn kho bãi.
Tổ chức thực hiện công tác thống kê chung của công ty và thực hiện các chế độ báo cáo thống kê kế hoạch của công ty.
Phòng Kỹ Thuật:
Theo dõi và giám sát việc sản xuất và phân phối nước của hệ thống, hướng dẫn các quy trình công nghệ sản xuất nước máy, đảm bảo chất lượng