SỰ ĐỒNG NHẤT CỦA HAI NHÓM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn/ hMG và phác đồ ngắn/rFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm. (Trang 56 - 137)

3.1.1. Phân loại theo nhóm tuổi

Bảng 3.1. Phân loại theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Nhóm hMG Nhóm rFSH p n % n % < 25 0 0 0 0 0,4 25-29 24 21,8 18 16,4 30-34 22 20,0 27 24,6 35-39 64 58,2 65 59,0 Tổng 110 100 110 100

Nhóm tuổi 35-39 chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân ở các nhóm tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tuổi trung bình của nhóm hMG là 34,2 ± 4,3 và của nhóm rFSH là 35,1 ± 5,7. Sự khác biệt về tuổi trung bình không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.1.2. Phân loại theo BMI

Bảng 3.2. Phân loại theo BMI

BMI Nhóm hMG Nhóm rFSH p n % n % < 18,5 12 10,9 9 8,2 0,3 18,5 - 22,9 85 77,3 87 79,1 ≥ 23 13 11,8 14 12,7 Tổng số 110 100 110 100

BMI từ 18,5 - 22,9 chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm. Sự khác biệt về sự phân bố bệnh nhân theo BMI ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. BMI trung bình của nhóm hMG là 20,6 ± 2,0 và của nhóm rFSH là 20,6 ± 2,1 Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.1.3. Nguyên nhân vô sinh

Bảng 3.3. Nguyên nhân vô sinh

Nguyên nhân Nhóm hMG Nhóm rFSH p n % n % Lớn tuổi 21 19,1 23 20,9 0,4 Giảm dự trữ buồng trứng 31 28,2 24 21,8 Phối hợp 58 52,7 63 57,3 Tổng số 110 100 110 100

Tỷ lệ nguyên nhân vô sinh do tuổi, giảm dự trữ buồng trứng và phối hợp giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Phối hợp nhiều nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm, 52,7% ở nhóm hMG và 57,3% ở nhóm rFSH.

3.1.4. Tiền sử đáp ứng kém Bảng 3.4. Tiền sử đáp ứng kém Bảng 3.4. Tiền sử đáp ứng kém Tiền sử đáp ứng kém Nhóm hMG Nhóm rFSH p n % n % Không 34 30,9 33 30 0,9 Có 76 69,1 77 70 Tổng số 110 100 100 100

Hai nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt về tiền sử đáp ứng kém với p>0,05.

3.1.5. Các xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng

Bảng 3.5. Các xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng

Các hormon cơ bản Nhóm hMG Nhóm rFSH p

FSH cơ bản (IU/L) 10,3 ± 6,9 9,51` ± 2,7 0,4

AFC (nang) 5,5 ± 2,1 5,9 ± 1,9 0,7

Các giá trị FSH cơ bản và số nang thứ cấp (AFC) được xét nghiệm và siêu âm vào ngày 2 hoặc ngày 3 của chu kỳ kinh. Hai nhóm nghiên cứu không khác biệt về các xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng với p>0,05.

3.1.6. Tinh dịch đồ

Bảng 3.6. Tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ Nhóm hMG Nhóm rFSH p

Tỷ lệ tinh trùng di động (A+B) (%)

41,85 ±10,7 39,86 ± 10,4 0,7 Tỷ lệ bình thường (%) 16,91 ±10,9 16,23 ± 6,3 0,6

Hai nhóm nghiên cứu không khác biệt về số lượng, tỷ lệ tinh trùng di động và hình dạng bình thường với p>0,05.

3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ NGẮN/hMG VÀ PHÁC ĐỒ NGĂN/rFSH ĐỂ XỬ TRÍ BUỒNG TRỨNG ĐÁP ỨNG KÉM ĐỒ NGĂN/rFSH ĐỂ XỬ TRÍ BUỒNG TRỨNG ĐÁP ỨNG KÉM TRONG THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM.

3.2.1. Đánh giá đặc điểm của chu kỳ kích thích buồng trứng - thụ tinh trong ống nghiệm của hai phác đồ. trong ống nghiệm của hai phác đồ.

Bảng 3.7. Đánh giá đặc điểm chu kỳ kích thích buồng trứng của hai phác đồ

Đặc điểm chu kỳ kích thích buồng trứng Nhóm hMG X ± SD Nhóm rFSH X ± SD p

Số ngày tiêm FSH (ngày) 9,4 ± 0,7 9,1 ± 0,9 0,3

Tổng liều FSH (IU/L) 3082,3 ± 287,1 3586,4 ± 362,2 0,03

Số nang ≥14mm ngày tiêm hCG 6,1 ± 2,4 5,5 ± 2,2 0,4 Độ dày niêm mạc tử cung (mm) 10,8 ± 2,2 11,5 ± 2,3 0,2 Hình ảnh niêm mạc tử cung: - Ba lá - Đậm âm N (%) N (%) - 84 (76,4%) 26 (23,6%) 63 (57,3%) 47 (42,7%) 0,1

Số ngày tiêm FSH, độ dày niêm mạc tử cung, số nang ≥14mm ngày tiêm hCG ở nhóm hMG có xu hướng cao hơn nhưng chưa có ý nghĩa thống kê so với so với nhóm rFSH, với p>0,05. Tuy nhiên tổng liều FSH, số noãn sau chọc hút, số phôi đông ở nhóm hMG cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm FSH với p<0,05.

3.2.2. Đánh giá kết quả chu kỳ kích thích buồng trứng - thụ tinh trong ống nghiệm của hai phác đồ ống nghiệm của hai phác đồ

Bảng 3.8. Đánh giá kết quả chu kỳ KTBT – TTTON của hai phác đồ Kết quả của chu kỳ

KTBT - TTTON Nhóm hMG X ± SD Nhóm rFSH X ± SD p Số noãn sau chọc hút 6,0 ± 2,5 4,7 ± 2,4 0,02

Số phôi thu được 4,2 ± 2,3 3,6 ± 2,0 0,07

Số phôi chuyển 2,5 ± 1,0 2,7 ± 0,9 0,9

Số phôi đông 2,5 ± 1,2 1,6 ± 1,3 0,03

Số noãn thu được sau chọc hút, số phôi đông cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm hMG so với nhóm rFSH với p<0,05. Số noãn thụ tinh, số phôi thu được, số phôi chuyển không khác biệt giữa hai nhóm với p>0,05.

Bảng 3.9. Đánh giá kết quả chu kỳ KTBT- TTTON của hai phác đồ

Kết quả của chu kỳ Nhóm hMG Nhóm rFSH p

n (%) n (%)

Tỷ lệ huỷ chu kỳ 6/110 5,4 5/110 4,5 0,6

Tỷ lệ đáp ứng kém 40/110 36,4 46/110 48,1 0,4

Tỷ lệ đáp ứng bình thường 70/110 63,6 64/110 58,2 0,4

Tỳ lệ làm tổ 30/129 23,2 27/142 19,1 0,7

Tỷ lệ chu kỳ có phôi chuyển 104/110 94,6 105/110 95,5 0,9

Tỷ lệ chu kỳ có phôi đông 41/104 39,4 28/105 26,7 0,05

Tỷ lệ thai lâm sàng 23/104 22,1 18/105 17,1%

Trong cả hai nhóm nghiên cứu, không có trường hợp nào phải hủy bỏ chu kỳ điều trị do nang noãn không phát triển, không có trường hợp nào bị quá kích buồng trứng.

Nhóm hMG có 110 trường hợp được chọc hút noãn, 6 trường hợp huỷ chu kỳ (4 trường hợp noãn không thụ tinh nên không có phôi chuyển, 2 trường hợp chọc hút không có noãn), 104 trường hợp được chuyển phôi vào buồng tử cung, 23 trường hợp có thai lâm sàng.

Nhóm rFSH có 110 trường hợp được chọc hút noãn, 5 trường hợp huỷ chu kỳ (noãn không thụ tinh nên không có phôi chuyển), 105 trường hợp được chuyển phôi, 18 trường hợp có thai lâm sàng.

Tỷ lệ huỷ chu kỳ, tỷ lệ đáp ứng kém, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ chu kỳ có phôi chuyển, tỷ lệ thai lâm sàng không khác biệt giữa hai nhóm hMG và rFSH với p>0,05.

Tỷ lệ chu kỳ có phôi đông của nhóm hMG là 39,4% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm rFSH là 26,7% với p<0,05.

3.2.3. Đánh giá sự thay đổi của các nội tiết cơ bản trong quá trình kích thích buồng trứng của hai phác đồ thích buồng trứng của hai phác đồ

3.2.3.1. Đánh giá sự thay đổi nồng độ E2

Bảng 3.10. Đánh giá sự thay đổi nồng độ E2

E2 (pg/ml) Nhóm hMG Nhóm rFSH p

Ngày 2 39,5 ± 19,7 44,8 ± 20,9 0,6

Ngày 7 1974,2 ± 1065,8 1623,9 ± 1008,4 0,04

Ngày hCG 2855,3 ± 1561,4 2708,4 ± 1490,3 0,6

Nồng độ E2 ngày 2 của chu kỳ kinh khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Trong quá trình kích thích buồng trứng, nồng độ E2 ngày 7 tiêm FSH tăng nhanh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p<0,05. Tuy nhiên ở ngày tiêm hCG nồng độ E2 ở cả hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.2.3.2 Đánh giá sự thay đổi nồng độ LH

Bảng 3.11. Đánh giá sự thay đổi nồng độ LH

LH (IU/l) Nhóm hMG Nhóm rFSH p

Ngày 2 6,3 ± 0,6 4,9 ± 2,2 0,9

Ngày 7 2,2 ± 1,3 2,1 ± 0,9 0,3

Nồng độ LH ngày 2, ngày 7 và ngày hCG khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p>0,05.

3.2.3.3. Đánh giá sự thay đổi nồng độ progesterone (P4)

Bảng 3.12. Đánh giá sự thay đổi nồng độ P4

P4

(ng/ml) Nhóm hMG Nhóm rFSH p

Ngày 2 0,6 ± 0,3 0,5 ± 0,4 0,3 Ngày 7 1,1 ± 0,6 1,1 ± 0,5 0,2 Ngày hCG 1,4 ± 0,7 1,3 ± 0,4 0,1

Nồng độ P4 ngày 2, ngày 7 và ngày tiêm hCG khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p>0,05

3.2.4. Đánh giá về kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của hai phác đồ

3.2.4.1. Đánh giá về chất lượng noãn của hai phác đồ

Bảng 3.13. Đánh giá về chất lượng noãn giữa hai phác đồ

Chất lượng noãn Nhóm hMG n=110 Nhóm rFSH n=110 p Noãn trưởng thành Tốt 2,5 ± 1,3 1,5 ± 1,1 0,7 Trung bình 1,9 ± 1,5 1,7 ± 1,4 0,2 Xấu 1,3 ± 0,9 1,2 ± 0,6 0,5 Noãn chưa trưởng thành GV 0,1 ± 0,5 0,1 ± 0,4 0,5 MI 0,2 ± 0,7 0,2 ± 0,6 0,1

Chất lượng noãn trưởng thành (tốt, trung bình, xấu) có xu hướng cao hơn ở nhóm hMG so với nhóm rFSH, tuy nhiên chưa tìm thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p>0,05.

3.2.4.2. Đánh giá số noãn thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh

Bảng 3.14. Đánh giá về số noãn thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh

Kết quả thụ tinh Nhóm hMG

(n= 104)

Nhóm rFSH

(n= 105) p

Số noãn thụ tinh trung bình 4,5 ± 2,5 3,9 ± 2,1 0,08 Tỷ lệ thụ tinh trung bình 79,4 (%) 67,6 (%) 0,06

Số noãn thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh trung bình có xu hướng cao hơn ở nhóm hMG so với nhóm rFSH, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.2.4.3. Đánh giá chất lượng phôi của hai phác đồ

Kết quả phôi Nhóm hMG (n= 104) Nhóm rFSH (n= 105) p Số phôi độ 3 3,1 ± 1,9 2,2 ± 1,6 0,003 Số phôi độ 2 0,8 ± 0,3 0,7 ± 0,5 0,5 Số phôi độ 1 0,2 ± 0,6 0,3 ± 0,6 0,4

Số phôi độ 3 (phôi tốt) của nhóm hMG cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm rSFH với p<0,05. Trong khi đó số phôi độ 2 và độ 1 của hai phác đồ khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.2.4.3. Đánh giá về số phôi chuyển của hai phác đồ

Bảng 3.16. Đánh giá về số phôi chuyển của hai phác đồ

Số phôi chuyển Nhóm hMG Nhóm rFSH p n % n % 1 18 17,3 13 12,4 0,7 2 14 13,5 23 21,9 0,6 3 48 46,2 39 37,1 0,1 4 24 23,0 28 26,7 0,8 5 0 0 2 1,9 Tổng số 104 100 105 100

Số trường hợp được chuyển 3 và 4 phôi vào buồng tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả hai nhóm (46,2 và 23% ở nhóm hMG; 37,1% và 26,7% ở nhóm rFSH). Tỷ lệ về số phôi chuyển khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p>0,05.

3.2.4.4. Kết quả thai nghén của hai phác đồ

Bảng 3.17. Kết quả thai nghén của hai phác đồ

Tình trạng thai Nhóm hMG Nhóm rFSH p

Thai sinh hóa 2,9% (3/104) 3,8% (4/105) 0,4 Chửa ngoài tử cung 0,9% (1/104) 1,9% (2/105) 0,3

Sảy thai và thai lưu 3,8% (4/104) 2,9% (3/105) 0,3

Đa thai 0 0

Hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai sinh hóa (2,9% so với 3,8%), tỷ lệ chửa ngoài tử cung (0,9% so với 1,9%), sảy thai và thai lưu (3,8% so với 2,9%) với p>0,05. Không có trường hợp nào đa thai.

3.2.4.5. Đánh giá tỷ lệ thai lâm sàng cả hai phác đồ

Bảng 3.18. So sánh tỷ lệ thai lâm sàng/chu kỳ

Tỷ lệ thai lâm sàng Nhóm hMG Nhóm rFSH p

n % n %

Có thai lâm sàng 23 20,1 18 16,4 0,6

Không có thai lâm sàng 87 79,9 92 83,4

Tổng số 110 100 110 100

Trong nghiên cứu này, có 220 chu kỳ kích thích buồng trứng và có 220 chu kỳ hút noãn, không có chu kỳ nào bị hủy bỏ. Do vậy, tỷ lệ có thai /chu kỳ cũng chính là tỷ lệ có thai/số chọc hút noãn.

Tỷ lệ thai lâm sàng/chu kỳ của nhóm hMG cao hơn so với nhóm rFSH (20,1% so với 16,4%), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.19. So sánh tỷ lệ thai lâm sàng/chuyển phôi

Tỷ lệ thai lâm sàng Nhóm hMG Nhóm rFSH p

n % n %

Có thai lâm sàng 23 22,1 18 17,1 0,58

Không có thai lâm sàng 81 77,9 87 82,9

Ở nhóm hMG có 6 trường hợp và nhóm rFSH có 5 trường hợp không có phôi chuyển. Như vậy có chu kỳ có phôi chuyển của nhóm hMG và nhóm rFSH tương ứng là 104 và 105. Tỷ lệ thai lâm sàng/chuyển phôi của nhóm hMG cao hơn so với nhóm rFSH (22,1% so với 17,1%), tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.2.4.6. So sánh tỷ lệ tăng liều của hai phác đồ

Bảng 3.20. So sánh hai phác đồ về tỷ lệ tăng liều FSH

Điều chỉnh liều FSH Nhóm hMG Nhóm rFSH p

Tỷ lệ tăng liều FSH (%) 2,7% (3/110) 6,4% (7/110) 0,2

Tổng số ngày tăng liều FSH (ngày) 06 17 0,1

Tổng liều tăng FSH (IU) 300 1050 0,1

Số ngày giảm liều FSH (ngày) 0 0

Tổng liều giảm FSH (IU) 0 0

Trong cả hai nhóm phác đồ không có trường hợp nào giảm liều. Nhóm hMG có 3 bệnh nhân tăng liều thêm 2 ngày, mỗi ngày 50IU FSH. Với nhóm rFSH có 3 bệnh nhân tăng liều thêm 3 ngày, 4 bệnh nhân tăng liều thêm 2 ngày, mỗi ngày 50IU FSH. Tỷ lệ bệnh nhân tăng liều FSH, số ngày tăng liều và tổng liều tăng FSH ở nhóm rFSH có xu hướng tăng cao hơn so với nhóm hMG, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê giữa với p>0,05.

3.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG - THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM CỦA THÍCH BUỒNG TRỨNG - THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM CỦA HAI PHÁC ĐỒ.

3.3.1. Các yếu tố liên quan đến đáp ứng kém với kích thích buồng trứngBảng 3.21. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan đến buồng trứng Bảng 3.21. Mô hình hồi quy logistic đa biến liên quan đến buồng trứng

đáp ứng kém

Các yếu tố liên quan (các biến độc lập)

Đáp ứng kém (biến phụ thuộc)

OR Khoảng tin cậy

95% (CI)

Các yếu tố liên quan (các biến độc lập)

Đáp ứng kém (biến phụ thuộc)

OR Khoảng tin cậy

95% (CI) < 35 BMI ≥ 23 <23 FSH cơ bản ≥ 10 < 10 AFC ≤ 5 2,9 1.1– 8,3 (*) < 5 E2 ngày 7 ≤ 300 > 300 E2 ngày hCG (pg/ml) ≤ 1000 > 1000 LH ngày 7 ≤ 1,2 > 1,2 LH ngày hCG ≤ 1,2 > 1,2 P4 ngày 7 > 1 ≤ 1 P4 ngày hCG > 1,5 ≤ 1,5

(*): Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Khi tuổi trên 35, nguy có buồng trứng đáp ứng kém cao gấp 2,23 lần so với nhóm có tuổi dưới 35. Nhóm có số nang thứ cấp AFC dưới 5 nang có nguy cơ đáp ứng kém cao gấp 2,9 lần so với nhóm có số nang thứ cấp AFC trên 5 nang. Bệnh nhân có hàm lượng E2 ngày 7 ≤ 300 pg/ml có nguy cơ đáp ứng kém cao gấp 12,9 lần so với bệnh nhân có E2 ngày 7 > 300 pg/ml.

3.3.2. Các yếu tố liên quan đến số noãn

Bảng 3.22. Mô hình hồi quy đa biến của tuổi, FSH ngày 3, số nang ≥ 14 mm và hàm lượng E2 ngày hCG đối với số lượng noãn

Số noãn (Y) Coefficient Std Err p 95% CI Tuổi -0,062 0,021 0,004 -0,104 ; -0,020 FSH ngày 3 -0,047 0,038 0,002 -0.121 ; 0,027 Số nang ≥ 14mm 0,891 0,049 < 0,001 0,795 ; 0,987 E2 ngày hCG 0,00008 0,00007 0,0001 -0,00006 ; 0,0002 Constant 2.511

Constant: hằng số. Coefficient: hệ số. Std Err: sai số chuẩn. R2 = 60% Phương trình hồi quy đa biến về tác động cộng đồng của các biến độc lập như tuổi, FSH ngày 3, số nang ≥ 14 mm, và E2 ngày hCG đối với biến phụ thuộc (số noãn):

Y (số noãn) = a + b. (tuổi) + c. (FSH ngày 3) + d. (số nang ≥ 14 mm) + e. (E2 ngày hCG)

Với a = 2,511; b = – 0,062; c = – 0,047; d = 0,891; e = 0,00008

Phương trình Y (số noãn) tương quan nghịch biến với số tuổi, nồng độ FSH ngày 2 và tương quan đồng biến với số noãn ≥ 14mm và nồng độ E2 vào ngày tiêm hCG. Do đó, tuổi càng cao, FSH ngày 3 càng cao thì số noãn hút được càng ít. Số nang ≥ 14 mm, nồng độ E2 ngày hCG càng cao thì số noãn thu được càng nhiều.

p<0,05 và R2 = 60% cho thấy phương trình này có ý nghĩa rất cao để đánh giá số noãn theo các yếu tố nêu trên.

3.3.3. Liên quan giữa nồng độ E2 ngày hCG và số noãn thu được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn/ hMG và phác đồ ngắn/rFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm. (Trang 56 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w