Xét nghiệm đánh giá nồng độ E2 trong máu là xét nghiệm thường quy và rất cần thiết trong quá trình theo dõi sự phát triển của nang noãn khi kích thích buồng trứng, có giá trị trong việc đánh giá tốc độ phát triển nang noãn và sự trưởng thành của noãn.
E2 cơ bản tăng có thể tiên lượng buồng trứng đáp ứng kém. Ngay cả khi FSH còn trong giới hạn bình thường, nếu E2 vượt quá 75 hoặc 80 pg/ml khả năng có thai giảm rõ rệt [67], [68]. Dự trữ buồng trứng được coi là giảm
khi nồng độ E2 cơ bản >75pg/ml . Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến (2011) trên nhóm kích thích buồng trứng - thụ tinh trong ống nghiệm có kết quả buồng trứng đáp ứng kém cho thấy nồng độ E2 cơ bản trung bình của bệnh nhân là 64,2 ± 4,7 pg/ml [49].
E2 (pg/ml)
Biểu đồ 4.1. Sự thay đổi nồng độ E2
Biểu đồ 4.1 cho thấy nồng độ E2 cơ bản tương đương giữa hai nhóm sau đó tăng lên trong quá trình kích thích buồng trứng. Nồng độ E2 ngày 7 tiêm FSH tăng nhanh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm,với p<0,05. Tuy nhiên, ở ngày tiêm hCG nồng độ E2 của hai nhóm hMG và rFSH tương đương là 2855,3 ± 1561,4 và 2708,4 ± 1490,3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 (Bảng 3.10). Kết quả của nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu của Daya S (2002) nồng độ E2 ngày hCG của nhóm hMG và nhóm rFSH là 1748 ± 895 và 1515 ± 965 [113]. Đây là một kết quả rất khả quan của nghiên cứu vì nồng độ E2 sẽ tương ứng với số noãn và chất lượng noãn. Kết quả này sẽ xin được bàn luận thêm ở phần các yếu tố liên quan.