Phác đồ antagonist

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn/ hMG và phác đồ ngắn/rFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm. (Trang 33 - 35)

GnRH agonist đã được sử dụng trong thụ tinh ống nghiệm với mục đích ức chế tuyến yên và ngăn ngừa xuất hiện đỉnh LH sớm. Tuy nhiên đó có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ức chế quá mức làm ảnh hưởng đến

kết quả của chu kỳ kích thích buồng trứng đặc biệt với nhóm đáp ứng kém [1], [3], [16].

GnRH antagonist có khả năng ngăn chặn ngay tức thì khi xuất hiện đỉnh LH sớm. Như vậy LH nội sinh không bị ức chế ngay từ đầu sẽ giúp buồng trứng tăng nhạy cảm với FSH, tăng số nang thứ cấp được chọn lọc và phát triển [17], [42]. FSH sử dụng từ ngày 2 của chu kỳ, GnRH antagonist sẽ dùng quanh thời điểm có nguy cơ tăng LH nội sinh [3], [42].

Cho đến nay hiệu quả của việc sử dụng GnRH antagonist đối với nhóm đáp ứng kém vẫn còn có những ý kiến khác nhau:

• Nhận định về sử dụng GnRH antagonist không cải thiện tình trạng này được ghi nhận ở nghiên cứu của Al- Iany H [50]. Tác giả so sánh giữa phác đồ dài với phác đồ antagonist cho thấy 2 phác đồ khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tác dụng ngăn ngừa đỉnh LH. Phác đồ antagonist có tỷ lệ quá kích buồng trứng nặng thấp hơn so với phác đồ agonist nhưng tỷ lệ có thai lâm sàng thấp hơn ở phác đồ antagonist. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên của Lainas và cộng sự so sánh phác đồ antagonist và phác đồ ngắn agonist trên nhóm đáp ứng kém cho thấy phác đồ antagonist có tỷ lệ thai tiến triển cao hơn so với phác đồ ngắn (12,2% so với 4,4%, p <0,048) [51].

• Theo Akman và cộng sự (2000) nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ trên 40 bệnh nhân có tiền sử đáp ứng kém: 20 bệnh nhân được dùng phác đồ antagonist, 20 bệnh nhân dùng phác đồ ngắn agonist. Kết quả cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ phôi làm tổ tương ứng giữa 2 nhóm là 20% và 6,25% so với 13,33% và 3,44%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, có thể do cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ [84].

• Schimitdt DW và cộng sự tại Farmington (2002) so sánh giữa 2 nhóm đáp ứng kém dùng phác đồ ngắn agonist và phác đồ antagonist nhận thấy tỷ lệ có

thai không khác biệt giữa 2 nhóm song tỷ lệ huỷ chu kỳ của nhóm dùng phác đồ ngắn agonist có xu hướng cao hơn nhóm dùng phác đồ antagonist [85].

• Theo nghiên cứu của Humaidan (2005) trên 60 bệnh nhân có tiền sử đáp ứng kém được chia thành 2 nhóm dùng phác đồ dài và phác đồ antagonist cho thấy số phôi chuyển cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm antagonist (2,32 ± 0,58 so với 1,5±0,83; p=0,01), tỷ lệ thai lâm sàng có xu hướng cao hơn ở nhóm antagonist khác biệt không có ý nghĩa thống kê (16,1% so với 9,4%; p= 0,22) [86].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn/ hMG và phác đồ ngắn/rFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w