Xác định mục đích đánh giá và các nguyên tắc trong đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại trường đại học y tế công cộng (Trang 28 - 30)

1.2. Nội dung quy trình đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng

1.2.1. Xác định mục đích đánh giá và các nguyên tắc trong đánh giá

1.2.1.1. Xác định mục đích đánh giá

Trước khi tiến hành các hoạt động đánh giá thực hiện cơng việc thì nhà quản lý cần xác định xem mục đích đánh giá thực hiện cơng việc là gì?

Thứ nhất, mục đích đánh giá thực hiện cơng việc trong trường đại học về cơ bản là để trả công lao động, ví dụ như việc chi trả tiền lương, thu nhập tăng thêm, tiền thưởng cho viên chức giảng dạy dựa trên khối lượng giờ giảng, giờ nghiên cứu khoa học thực tế đạt được... Hiện nay, các trường đại học chi thu nhập cho viên chức giảng dạy bao gồm ba phần: Lương theo ngạch, bậc (lương cứng) + Thu nhập tăng thêm (lương mềm) + Tiền lương

vượt giờ. Trong đó phần lương mềm được quy ra từ hệ số hồn thành cơng việc thực tế của viên chức giảng dạy thông qua bản đánh giá thực hiện cơng việc.

Thứ hai, mục đích đánh giá thực hiện công việc để xem xét đề bạt thăng tiến, khen thưởng, kỷ luật hay thuyên chuyển công tác. Trong mục đích này, nhà quản lý quan tâm nhiều đến năng lực thực hiện công việc của viên chức giảng dạy, sự tuân thủ nội quy, thái độ làm việc... để làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển công tác hay đề bạt thăng tiến nếu xét thấy năng lực của viên chức giảng dạy có tiềm năng trong tương lai.

Thứ ba, dựa trên cơ sở xem xét viên chức giảng dạy có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không để lập kế hoạch đào tạo. Viên chức giảng dạy nào có kết quả đánh giá về trình độ, kỹ năng cịn yếu thì cần xem xét có kế hoạch đào tạo lại, giúp viên chức giảng dạy điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu công việc.

Thứ tư, đánh giá thực hiện công việc để cơ cấu nhân lực trong tổ chức. Thông qua kết quả đánh giá thực hiện công việc của viên chức giảng dạy, nhà quản lý xác định được số lượng, chất lượng viên chức giảng dạy cần có để đảm bảo kế hoạch đào tạo của trường đại học, từ đó duy trì cơ cấu nhân lực trong tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của trường đại học.

1.2.1.2. Các nguyên tắc trong đánh giá

Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại trường đại học đảm bảo nguyên tắc chung trong đánh giá thực hiện công việc:

Nguyên tắc công khai, minh bạch: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy. Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung đánh giá phải được tiêu chuẩn hóa, cơng khai, thống nhất. Phương pháp đánh giá phải mang tính khoa học. Q trình đánh giá cần

phải khách quan, công bằng và căn cứ vào nội dung đánh giá, không thiên vị, không định kiến.

Nguyên tắc phù hợp: Việc đánh giá viên chức giảng dạy phải xuất phát từ nhiệm vụ và phù hợp với tính chất đặc thù của công việc, của từng bộ môn, khoa trong trường đại học.

Nguyên tắc lượng hóa: Việc đánh giá viên chức giảng dạy phải được lượng hoá bằng cách cho điểm theo các tiêu chí và kết quả phân loại viên chức giảng dạy được xác định theo tỷ lệ định mức (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ).

Nguyên tắc hưởng đãi ngộ tương xứng với đóng góp: Những viên chức giảng dạy có năng suất và hiệu quả lao động cao hơn sẽ có thu nhập và các cơ hội phát triển tốt hơn.

Nguyên tắc lưu trữ, thống kê: Việc đánh giá phải được ghi chép, thống kê đầy đủ và lưu trữ trên hệ thống phần mềm nhân sự, hồ sơ của viên chức giảng dạy.

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại trường đại học y tế công cộng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)