Phân tích năng suất lao động bình quân

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty TNHH chăn ga gối đệm elan (Trang 43 - 45)

1.1.2 .Vai trò của nguồn nhân lực

1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực

1.4.2.2. Phân tích năng suất lao động bình quân

a. Khái niệm:

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể sáng tạo

ra một số sản phẩm vật chất có ích trong thời gian nhất định, hoặc là thời gian lao

động hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng

nâng cao sản xuất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành

sản phẩm.

Năng suất lao động được tính như sau:

Năng suất lao động = Số lượng sản phẩm

Thời gian lao động

Hoặc:

Năng suất lao động = Thời gian lao động

Số lượng sản phẩm

b.Nội dung phân tích:

Bước 1: Phân tích chung tình hình năng suất lao động

Phương pháp phân tích:

- Phương pháp so sánh: so sánh năng suất lao động các loại giữ thực tế và kế

hoạch, giữa năm này so với năm trước.

So sánh tốc độ tăng (giảm) giữa các loại năng suất lao động.

Dựa vào bảng sau:

So sánh Chỉ tiêu Năm TH Năm TH Năm PT Chênh lệch % 1. Giá trị tổng sản lượng 2. Số CNSX bình quân 3. Số nhân viên bình quân 4. Số ngày làm việc bình quân 5. NSLĐBQ giờ của CNSX

6. NSLĐBQ ngày của một CNSX 7. NSLĐBQ năm của một CNSX 8. NSLĐBQ cuả một CNV

Ta có cơng thức:

GTSL = S.N.g.Wg Trong đó:

GTSL : Giá trị sản xuất S: Số công nhân

N: Số ngày làm việc bình qn của một cơng nhân

g: Số giờ làm việc bình qn trong ngày cho một người cơng nhân Wg: Năng suất lao động giờ

Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so chênh lệch hoặc phương

pháp thay thế lien hồn. Cụ thể:

˄GTSL = GTSL1 – GTSL0 Trong đó: ˄GTSL: Số sai lệch ˄GTSL1: Số thực tế ˄GTSL0: Số kế hoạch *˄G(S) = (S1- S0). N0. g0 . Wg0 *˄G(N) = S1. (N1- N0) . g0 .Wg0 *˄G(g) = S1 . N1.g1. (Wg1-Wg0)

Kết luận: Qua phân tích ta thấy trong kỳ tới muốn tăng giá trị sản xuất thì

theo biện pháp nào.

Một số phương pháp dùng để phân tích lao động và quản lý sử dụng lao động

+ Phương pháp so sánh:

Đối chiếu giữa số thực tế với kế hoạch hoặc định mức, số dự đoán, số gốc.

- So sánh tuyệt đối - So sánh tương đối

Mục đích: Dùng để xác định xu hướng, biến động của chỉ tiêu phân tích Ứng dung: Đánh giá mức biến động so với mục tiêu đã dự kiến

+ Phương pháp thay thế liên hoàn:

Là thay thế dần các số gốc, kế hoạch, định mức, dự toán bằng số thực tế của một nhân tố nào đó. Nhân tố được thay thế sẽ phản ánh mức độ ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu. Cịn nhân tố tạm thời coi khơng đổi.

Phân tích, mơ tả các hoạt động kinh tế dưới dạng đồ thị, phân tích để nhận

biết xu thế vận dụng có tính quy luật như thế nào.

+ Phương pháp cơ cấu:

Dùng để so sánh cơ cấu lao động trong một doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty TNHH chăn ga gối đệm elan (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)