1.1.2 .Vai trò của nguồn nhân lực
1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nhân lực
1.4.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào (nguồn lực như: nhân lực và vật lực) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng
chi phí thấp nhất, nó được thể hiện bằng cơng thức:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra / Nguồn lực đầu vào
Trong đó: Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu: giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận…và nguồn lực đầu vào gồm: lao động, tư liệu lao động, vốn…
- Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực: Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói
chung và hiệu quả quản trị nhân lực nói riêng là một phạm trù kinh tế, gắn liền với cơ chế thị trường, có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất
kinh doanh như lao động, vốn, máy móc thiết bị,…doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng và quản lý các yếu tố cơ bản của quá trình
kinh doanh có hiệu quả cao khi đề cậo đến hiệu quả quản trị nhân lực.
Kết quả đầu ra ở đây thường được biểu hiện bằng giá trị sản lượng, doanh
thu, lợi nhuận…Còn yếu tố đầu vào ở đây là nguồn nhân lực. Hiệu quả quản trị
nhân lực là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh
nghiệp.
Đây là chỉ tiêu thể hiện năng suất lao động bằng tiền mặt của một người
lao động tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định:
H = 𝐃𝐓 hoặc H = 𝐋𝐍
Trong đó:
� ��
H: Hiệu suất (hiệu quả) sử dụng lao động. DT: Tổng doanh thu.
LN: Tổng lợi nhuận.
L: Tổng số lao động bình quân.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho ta biết một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một năm.
Ưu điểm: Sử dụng rộng rãi cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Những sản phẩm có giá trị cao khi ở dạng bán thành phẩm không xác định được.