Tình hình CGHNN ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 45 - 48)

Phần I : MỞ ĐẦU

5. Những đóng góp mới của luận án

1.3. Tình hình CGHNN trên thế giới, ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm đối với Hà

1.3.1. Tình hình CGHNN ở một số nước trên thế giới

Thực tiễn cho thấy, CGHNN đã được tiến hành từ những thập niên 30 của thế kỷ XX ở hầu hết các nước có nền cơng nghiệp phát triển như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Tại một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đơng Nam Á, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp đã được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX. Đến nay, CGHNN ở những quốc gia này đã đạt đến trình độ cao, với mức độ tự động hóa cao, áp dụng đồng bộ ở tất cả các khâu sản xuất. Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu tổng quan về thực trạng áp dụng CGHNN tại một số quốc gia có

điều kiện sản xuất nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

1.3.1.1. CGHNN ở Hàn Quốc

CGHNN ở Hàn Quốc đã được tiến hành từ những năm đầu của thập niên 70, thế kỷ XX với việc áp dụng những loại máy kéo nhỏ 2 bánh được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nơng nghiệp. Một trong những chính sách đẩy mạnh CGHNN đầu tiên được thực thi tại Hàn Quốc đó là Luật khuyến khích CGHNN đã được ban hành năm 1978 [5]. Đến năm 1980, ngành nông nghiệp Hàn Quốc bắt đầu sử dụng máy gặt đập liên hợp và máy sấy, và đến đầu những năm 90 đã phát triển cơ giới hóa một cách đồng bộ. CGHNN ở Hàn Quốc chủ yếu được áp dụng trong các trang trại nơng nghiệp, trong đó hoạt động sản xuất lúa được cơ giới hóa hồn tồn, mang tính đồng bộ cao [75].

Hàn Quốc là nước đầu tiên ở Châu Á đề ra chiến lược tổng thể về CGHNN theo

hệ cơ khí nhỏ là chủ yếu và đã thực hiện thành cơng. Chính phủ có chính sách hỗ trợ

nơng dân cơ giới hóa, khuyến khích lập các tổ CGHNN của nông dân, cho vay 60% và

trợ cấp 40% tiền mua máy, thời hạn cho vay là 5 năm, lãi suất 6%/năm. Kể từ khi bắt

đầu triển khai chính sách phát triển CGHNN, Hàn Quốc đã tiến hành liên doanh với nước ngoài, chủ yếu là Nhật Bản để chế tạo động cơ và máy kéo nhỏ rồi tiến lên tự sản xuất ở trong nước, phần lớn là các máy móc chủ yếu cho nơng nghiệp [75].

Trong điều kiện đất đai canh tác ít, giá cơng lao động cao, sản xuất nơng nghiệp Hàn Quốc từ những năm 90 có xu hướng chuyển sang công nghệ nông nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất trong nhà kính với thiết bị điện tử tự động hóa. Số nhà kính sản xuất nơng nghiệp đã tăng từ 13.700 chiếc (năm 1992) lên 33.800 chiếc (năm 1994). Trong q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn, cơ sở hạ tầng nơng thôn Hàn Quốc được phát triển theo hướng đơ thị hóa. Các cơng trình thủy lợi được xây dựng, đồng ruộng được cải tạo, mương máng tưới tiêu nước được bê tơng hóa, mạng lưới đường giao thơng rải nhựa nối liền từ các thành phố lớn đến các thị trấn và làng xã [5].

1.3.1.2. CGHNN ở Trung Quốc

Trung Quốc luôn coi nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, trong đó cơ giới hóa đóng một vai trị quan trọng đối với sự phát triển nơng nghiệp. Chính vì thế, CGHNN đã sớm được Chính phủ Trung Quốc chú trọng và thực sự phát triển mạnh từ năm 1980 [5]. Trung Quốc đã đưa mục tiêu cơ giới hố nơng nghiệp vào 5

nhiệm vụ quan trọng nhất của cả nước trong giai đoạn 2004 – 2008. Năm 2004, đã ban hành Luật “khuyến khích cơ giới hố nơng nghiệp”. Trong năm 2004, Trung Quốc đã chi 5 tỷ USD để hỗ trợ cho việc trang bị máy nông nghiệp trong 66 huyện của 16 tỉnh [5].

Năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 13 tỷ NDT để hỗ trợ nông dân mua máy. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường về máy nông nghiệp cỡ trung và cỡ lớn tăng nhanh nên các nhà máy chế tạo máy nông nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã đặt văn phòng đại diện tại Trung Quốc như Công ty Tongyang của Hàn Quốc, hãng Kubota và Yanmar của Nhật Bản..v.v.

1.3.1.3. CGHNN ở Đài Loan

Đài Loan đã bắt đầu triển khai thực hiện chính sách phát triển cơ giới hóa vào những năm 70, cụ thể: từ năm 1970 – 1983, cơ giới hóa cấy lúa và sấy nơng sản được áp dụng một cách đồng bộ và toàn diện. Đặc biệt trong giai đoạn này phát triển mạnh các trung tâm sản xuất mạ non và sử dụng máy cấy trong cả nước, đến năm 1986 đã có 1.445 trung tâm, mỗi trung tâm phục vụ từ 200 – 400 ha gieo trồng. Các trung tâm này kết hợp với hơn 600 trạm máy kéo và máy nơng nghiệp để hồn thành tồn bộ các khâu sản xuất trên đồng theo hình thức hợp đồng dịch vụ với nơng dân [3]. Từ năm 1984 đến nay: Cơ giới hóa đã phát triển đồng bộ, ngồi lúa, cơ giới hóa cây mía, cũng được phát triển. Đến năm 1995 cơ bản hoàn thành CGHNN, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu đạt 95% [3]. Ðể khắc phục khó khăn cho các nơng hộ nhỏ thiếu vốn, Chính phủ đã có trợ cấp tín dụng để mua sắm máy móc, đặc biệt là hỗ trợ cho những nơng dân trẻ tuổi đầu tư mua sắm máy nông nghiệp để làm dịch vụ cơ giới [10].

Những yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan là đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở phát triển cơng nghiệp. Chiến lược cơng nghiệp hóa hướng ngoại, phát triển cơng nghiệp đều khắp giữa các vùng, chính quyền hỗ trợ hợp lý [5].

1.3.1.4. CGHNN ở Thái Lan

Thái Lan đã thực hiện thành cơng chính sách CGHNN, trong đó đáng chú ý là việc ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành cơng nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch như: (1) miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mới đầu tư vào nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; (2) giảm 5-10% số thuế phải nộp hàng năm đối

với đầu tư vào các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản; (3) nâng mức lương khởi điểm của các cán bộ khoa học công nghệ trong các cơ quan nghiên cứu lên gấp 3 lần so với mức lương tối thiểu, cán bộ giảng dạy và giáo sư trong một số chuyên ngành được tiếp tục cơng việc của mình sau khi nghỉ hưu [5].

Để đẩy mạnh CGHNN, từ những năm 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Thái Lan đã có chính sách miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và chuyển giao cơng nghệ của nước ngồi; giảm 5% thuế thu nhập của công ty trong 5 năm sau thời kỳ được miễn thuế [5]. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi như Nhật, Mỹ, Đức đầu tư vào lĩnh vực chế biến xuất khẩu gạo. Nhờ đó các dây chuyền cơng nghệ thiết bị xay xát, đánh bóng gạo của Thái Lan đạt đến trình độ hiện đại; bảo đảm xuất khẩu chất lượng cao, ổn định [5].

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w