CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH
3.4. Hiệu quả thực hiện CGHNN
3.4.3. Kết luận chung về hiệu quả thực hiện cơ giới hóa sản xuất lúa
Kết quả phân tích số liệu sơ cấp ở trên đã phản ánh đúng thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hà Tĩnh. Nhìn chung, mức trang bị máy móc phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất lúa của các nông hộ là khá thấp và phần lớn các nông hộ tự đầu tư vốn để mua sắm máy móc và phương tiện cơ giới. Mặc dù mức trang bị máy móc và phương tiện cơ giới cịn thấp nhưng mức độ cơ giới hóa là khá cao, điều này
phản ánh thực trạng chung ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là hầu hết các hộ trồng lúa đều thuê dịch vụ cơ giới. Kết quả điều tra nơng hộ trồng lúa cũng cho thấy, cơ giới hóa chỉ được áp dụng ở 3 khâu sản xuất chính, bao gồm khâu làm đất, thu hoạch và vận chuyển. Xét ở khâu thu hoạch, phần lớn các nơng hộ áp dụng hình thức cơ giới hóa nhiều giai đoạn, trong khi tỷ lệ hộ áp dụng phương pháp thu hoạch 1 giai đoạn (sử dụng máy gặt đập liên hợp) vẫn còn thấp, điều này khẳng định thêm một lần nữa là trình độ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa nói riêng và cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp nói chung ở tỉnh Hà Tĩnh còn hạn chế.
Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho các nơng hộ. Về khía cạnh kinh tế, áp dụng cơ giới hóa đã giúp các nơng hộ tiết kiệm được số ngày công lao động, giảm được tổn thất trong quá trình thu hoạch, giúp khắc phục thực trạng phổ biến trong sản xuất lúa là lấy cơng làm lãi. Ở góc độ xã hội, cơ giới hóa đã giúp cho các nơng hộ giảm được tính chất nặng nhọc về cơng việc sản xuất lúa, đồng thời tạo điều kiện cho người phụ nữ trong gia đình có nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia đình. Ngồi ra, tác động rõ nét nhất của cơ giới hóa đến khía cạnh xã hội đó là giúp cho các nơng hộ có nhiều thời gian hơn để đa dạng hóa sinh kế, góp phần tạo thêm thu nhập và nâng cao đời sống hộ gia đình ở khu vực nơng thơn tỉnh Hà Tĩnh.