Hiệu quả xã hội của việc thực hiện cơ giới hóa

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 112 - 115)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

3.4. Hiệu quả thực hiện CGHNN

3.4.2. Hiệu quả xã hội của việc thực hiện cơ giới hóa

Đã có nhiều báo cáo của các cơ quan quản lý đề cập đến tính hiệu quả về mặt xã hội của việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp, được thể hiện ở các khía cạnh như: giảm mức độ nặng nhọc hoặc giảm ngày công lao động trên 1 đơn vị diện tích; việc áp dụng cơ giới hóa đã giúp cho các hộ có thời gian nhiều hơn để tham gia các hoạt động sản xuất khác, đặc biệt là tham gia vào các hoạt động sản xuất ở khu vực phi nông nghiệp. Để kiểm chứng được điều này, chúng tơi tiến hành phân tích, so sánh tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của các lao động trong lĩnh vực sản xuất lúa dựa trên bộ số liệu điều tra, khảo sát 180 hộ trồng lúa ở 3 huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên và Thạch Hà.

(Nguồn: Số liệu điểu tra năm 2015)

Hình 3.17. So sánh số ngày cơng bình qn của một lao động giữa việc áp dụng cơ giới hóa và khơng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Hà Tĩnh

Số liệu ở hình 3.17 cho thấy, thời gian lao động được sử dụng trong sản xuất lúa có sự biến động rất lớn giữa các tháng trong năm, điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là tính mùa vụ trong sản xuất lúa. Thời gian lao động được sử dụng nhiều nhất tập trung chủ yếu ở các tháng 5, 6, 7, 9 và 12. Đây là thời điểm vào vụ, bao gồm làm đất và gieo cấy (từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau – Vụ Đông Xuân; từ tháng 6 đến tháng 7 – Vụ Hè Thu); thu hoạch lúa (tháng 5 – Vụ Đông Xuân; tháng 9 – Vụ Hè Thu). Nếu như trước đây khi các hộ khơng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất thì số ngày cơng bình quân của một lao động trong sản xuất lúa ở vào thời điểm xuống vụ và thu hoạch là khá cao, giao động từ 5 đến 6 công. Tuy nhiên, sau khi áp dụng cơ giới hóa trong các khâu làm đất, thu hoạch và vận chuyển thì số ngày cơng bình qn 1 lao động đã giảm xuống đáng kể, còn khoảng 2 – 2,3 công.

Bảng 3.14. Kiểm định sự bằng nhau về số ngày cơng bình quân 1 lao động trong năm giữa việc áp dụng cơ giới và không áp dụng cơ giới trong sản xuất lúa

Kiểm định giả thiết Kiểm định giả thiết sự bằng phương sai đồng nhất nhau về trị trung bình

(Levene's Test) (t-test for Equality of Means)

F Sig. t df Sig. (2-

tailed)

Phương sai đồng nhất 3,280 0,071 174,098 358,000 0,000

Phương sai không đồng nhất 174,098 347,112 0,000

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Bình qn chung ngày cơng của 1 lao động trong năm dành cho hoạt động trồng lúa khi chưa áp dụng cơ giới hóa là 2,65 cơng, cao hơn 1,39 cơng so với trường hợp áp dụng cơ giới hóa (1,26 cơng) ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này giúp chúng ta có cơ sở khoa học để kết luận rằng, cơ giới hóa đã góp phần trong việc tiết kiệm ngày công lao động.

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Hình 3.18. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động bình quân một lao động trong năm của các hộ điều tra

Số liệu thống kê ở hình 3.18 thể hiện tỷ suất sử dụng thời gian lao động bình quân một lao động qua các tháng trong năm của các hộ điều tra. Kết quả thống kê cho thấy, trong trường hợp khơng áp dụng cơ giới hóa, có sự mất cân đối về tỷ suất sử dụng thời gian lao động giữa các tháng trong năm. Các tháng 2, 3, 4, 8 và 10 đều có tỷ suất sử dụng thời gian lao động là rất thấp, xấp xĩ 3%, nhưng có những tháng như tháng 5, 6, 9 và 12 có tỷ suất sử dụng thời gian lao động khá cao. Sau khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, sự biến động về tỷ suất sử dụng thời gian lao động đã giảm xuống đáng kể, đặc biệt là tỷ suất sử dụng thời gian lao động ở những tháng cao điểm trong vụ mùa như làm đất và thu hoạch đã giảm xuống rất nhiều so với khi chưa áp dụng cơ giới (Xem chi tiết bài báo đăng Tạp chí khoa học Đại học Huế, [15]).

Khi tỷ suất sử dụng thời gian lao động ít biết động và giảm xuống đáng kể nhờ áp dụng cơ giới hóa, các nơng hộ đã có nhiều thời gian hơn để thực hiện các công việc khác nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập. Kết quả thống kê ở hình 3.19 cho thấy, phần lớn các nơng hộ trồng lúa đều đồng ý rằng, việc áp dụng cơ giới hóa đã giúp giải phóng được sức lao động mà trước đây không thể thực hiện được khi áp dụng các kỹ

thuật canh thác truyền thống dựa vào sức người là chính, với tỷ lệ người trả lời đồng ý chiếm 57% và rất đồng ý là 38%. Khi được hỏi về tác dụng của việc áp dụng dụng cơ giới hóa giúp giảm sự căng thẳng thời gian làm việc lúc chính vụ, có đến 95% người trả lời đồng ý với ý kiến này. Đặc biệt, việc áp dụng cơ giới hóa cũng tạo điều kiện cho những người phụ nữ trong gia đình có nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia đình, với tỷ lệ trả lời từ mức đồng ý trở lên là 89%. Hơn thế nữa, 100% các nông hộ đều khẳng định rằng, tác dụng của việc áp dụng của cơ giới là giúp người lao động có nhiều thời gian hơn để tham gia các công việc khác nhằm tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình.

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)

Hình 3.19. Tổng hợp các ý kiến đánh giá của các hộ trồng lúa về vai trò của cơ giới hóa

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w