Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ CGHNN

3.1.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông nông thôn

Trong khn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Đề án phát triển giao thông nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2020. Đây là văn bản chính sách quan trọng có tính chiến lược nhằm phát triển mạng lưới giao thông nông thôn trong dài hạn, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển ngành nơng nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có việc áp dụng cơ giới hóa.

Theo nội dung Đề án, việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội đồng giai đoạn 2013 – 2020 được chia làm 3 giai đoạn nhỏ, bao gồm: Đầu tư xây dựng tối thiểu 661 km đường trục chính nội đồng đạt tiêu chí (được thực từ năm 2013); Xây dựng tối thiểu 855 km đường trục chính nội đồng đạt tiêu chí (giai đoạn 2014 – 2015); Xây dựng tối thiểu 1.397 km đường trục chính nội đồng đạt tiêu chí (giai đoạn 2016 – 2020).

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Đề án phát triển GTNT Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2020)

Hình 3.1. Kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2020

Để đạt được mục tiêu, kế hoạch đặt ra kể trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã huy động vốn đầu tư xây dựng từ 5 nguồn, bao gồm: Ngân sách tỉnh (sử dụng để hỗ trợ

xi măng); Ngân sách huyện, xã hỗ trợ để mua các loại vật tư chủ yếu khác theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 695/QĐ-TTg ngày

08/6/2012; Ngân sách từ chương trình NTM hỗ trợ theo quy định đã được UBND tỉnh phân bổ tại Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 và quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 22/02/2013 tương đương 10% giá trị cơng trình; Phần kinh phí cịn lại huy động từ nguồn đóng góp của nhân dân, ngày cơng lao động và các nguồn hợp pháp khác.

Như vậy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có những nổ lực trong việc phát triển hệ thống giao thông nội đồng được thể hiện qua các văn bản quy hoạch phát triển kể từ khi tái lập tỉnh đến nay. Đây chính là tiền đề quan trọng để Hà Tĩnh từng bước hiện đại hóa ngành nơng nghiệp, trong đó tập trung đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w