Đặc điểm hệ thống giao thông nông thôn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ CGHNN

3.1.2. Đặc điểm hệ thống giao thông nông thôn Hà Tĩnh

Kể từ năm 2011 đến nay (năm bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã huy động nhiều nguồn vốn khác

nhau để đầu tư xây dựng nhằm từng bước hiện đại hóa mạng lưới giao thơng nơng thơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng CGHNN. Nguồn vốn được huy động cho đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn ở Hà Tĩnh tăng trưởng liên tục qua các năm, cụ thể là nếu như năm 2011, tổng giá trị nguồn vốn được huy động là 638,5 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2015 con số này đã đạt đến 1.320,7 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2011

(Phụ lục 3.1). Sự gia tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông trong thời gian vừa

qua đã tác động tích cực đến chất lượng hệ thống giao thông ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Loại mặt đường được làm bằng vật liệu xi măng và nhựa đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2011 – 2015 (Phụ lục 3.2). Nếu như năm 2011, loại đường này chỉ có 5,02 nghìn Km (chiếm 42%) thì đến năm 2015 đã đạt đến 9,02 nghìn Km, chiếm 72% tổng chiều dài đường giao thông nông thôn. Sự gia tăng về loại mặt đường bê tông xi măng và nhựa là kết quả đầu tư nâng cấp loại đường cấp phối đá dăm. Năm 2011, tổng chiều dài của loại mặt đường cấp phối đá dăm ở khu vực nơng thơn tỉnh Hà Tĩnh là 3,98 nghìn Km, chiếm đến 33%; đến năm 2015 đã giảm xuống cịn 1,08 nghìn Km, chỉ chiếm ở mức 9%. Trong khi đó, loại đường được làm bằng nền đất khơng có sự thay đổi nhiều về chiều dài cũng như tỷ trọng trong cơ cấu mặt đường giao thông nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh.

(Nguồn: Sở Giao thơng vận tải Hà Tĩnh)

Hình 3.2. Chất lượng các loại đường giao thông nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh năm 2015

Nếu phân nhóm đường giao thơng theo 3 khu vực ở địa bàn nông thôn cho thấy phần lớn các trục đường xã được xây dựng bằng bê tông xi măng và nhựa (chiếm 86%), trong khi tỷ lệ đường cấp phối đá dăm và đường đất chỉ chiếm với tỷ lệ tương ứng là 6% và 8%. Tương tự, các trục đường thơn – xóm cũng có chất lượng mặt đường khá cao, loại đường được làm bằng bê tông xi măng và nhựa chiếm 79%; loại đường cấp phối đá dăm chiểm 10% và đường đất là 12%. So với loại trục đường xã và đường thơn – xóm, chất lượng đường giao thông nội đồng là thấp hơn nhiều. Tỷ lệ đường giao thơng nội đồng có kết cấu mặt đường bê tông xi măng và nhựa chiếm dưới 49%, trong khi đó 51% cịn lại là đường có chất lượng thấp (đường cấp phối đá dăm là 8% và đường đất là 43%). Như vậy, với hiện trạng chất lượng mặt đường như hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt việc ứng dụng các phương tiện vận tải cơ giới vào khâu vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w