Giải pháp về quy hoạch

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 138 - 141)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

4.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh

4.2.1. Giải pháp về quy hoạch

4.2.1.1. Mục tiêu giải pháp

- Mục tiêu quy hoạch là nhằm định hướng và có kế hoạch sử dụng các nguồn lực về đất đai, phân công lại lao động xã hội; quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp và quy hoạch đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi nội đồng.

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch đẩy mạnh CGHNN cho từng lĩnh vực, các công đoạn sản xuất trong từng năm và giai đoạn cụ thể.

- Xác định các vùng sản xuất nơng nghiệp có thế mạnh về điều kiện tự nhiên, lao động để ưu tiên thực hiện các chương trình, chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa.

- Việc thực hiện quy hoạch phát triển cơ giới hóa là cơ sở quan trọng để tỉnh Hà Tĩnh có kế hoạch chiến lược huy động các nguồn lực trong xã hội nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa.

4.2.1.2. Giải pháp thực hiện

a. Tổ chức thực hiện các Đề án Quy hoạch đã được ban hành

- Tính đến thời điểm này, UBND tỉnh đã ban hành trên 10 Đề án quy hoạch phát triển, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến quy hoạch các lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Chính vì vậy, trong thời gian tới tỉnh Hà Tĩnh cần đẩy mạnh thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt, bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của tỉnh Hà Tĩnh; Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung; Quy hoạch vùng sản xuất nơng, lâm, thủy sản hàng hóa tập trung cơng nghệ cao; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi Hà Tĩnh; Quy hoạch mạng lưới bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản và ngành nghề nơng thơn; Rà sốt, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; Quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên cát,... Đồ án quy hoạch nông thôn mới gắn với việc đưa nhanh cơ giới vào sản xuất; Đồng thời thiết lập hệ thống mạng lưới các cơ sở bảo hành, sửa chữa máy rộng khắp ở các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu thay thế, sửa chữa máy thuận lợi cho người sử dụng.

b. Quy hoạch đất đai

Kết quả phân tích ở chương 3 cho thấy, việc đưa cơ giới hố vào phục vụ sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng gặp nhiều khó khăn do tình trạng sản xuất phân tán, trong khi đó, đa phần các máy móc dùng để sản xuất chủ yếu được dùng trên diện rộng. Để khắc phục được hạn chế này, đòi hỏi các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cần phải xây dựng quy hoạch vùng sản xuất tập trung, gắn quy hoạch phát triển nông nghiệp với quy hoạch phát triển nông thôn mới. Việc quy hoạch vùng sản

xuất tập trung không những tạo ra những cánh đồng mẫu lớn mà còn giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp qua sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Mục tiêu của công tác quy hoạch là tạo ra những cánh đồng sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, tạo sự liên kết trong các hộ nơng dân, tránh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.

Ví dụ như trong hoạt động trồng lúa, quy hoạch vùng sản xuất tập trung phải đảm bảo các yêu cầu diện tích các ruộng canh tác phải từ 2000 m2 trở lên, nhưng cũng không quá lớn. Nên quy hoạch sản xuất lúa thành các tiểu vùng, áp dụng ơ thủy lợi nhỏ khép kín từng vùng chủ động trong khâu tháo nước tạo điều kiện cho việc ứng dụng cơ giới hóa thu hoạch lúa thuận lợi hơn. Xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng thuận tiện cho các loại máy nơng nghiệp cỡ lớn hoạt động. Tránh tình trạng ruộng cách xa bờ vùng, bờ thửa. Nên căn cứ độ cao thấp giữa các ruộng để phân khu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác san phẳng mặt ruộng sau này cũng như công tác thủy lợi. Thủy lợi trong mỗi khu phải đảm bảo tưới và tiêu nước chủ động, có thể cấp và cắt nước chủ động theo quy trình canh tác lúa tiên tiến. Hỗ trợ và khuyến khích người dân có ruộng trong các khu cùng sản xuất một loại giống, xuống giống cùng ngày và sử dụng công cụ sạ hàng để gieo cấy.

- Kết hợp giữa kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất với việc cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi với việc áp dụng cơ giới hố vào sản xuất;

- Rà sốt lại cơng tác dồn điền đổi thửa, triển khai chuyển đổi, tích tụ ruộng đất quy mơ lớn, tạo thành vùng sản xuất tập trung: Cánh đồng mẫu lớn, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung, trên cơ sở đó đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất.

- Dựa vào quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ để có kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất tại huyện Can Lộc, tiến tới xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương này vào năm 2030 theo lộ trình của Chính phủ.

c. Quy hoạch cơ sở hạ tầng

- Lập bản đồ quy hoạch tổng thể và chi tiết mạng lưới giao thông nông thôn, thủy lợi, giao thông nội đồng và hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất, gắn với Chương trình xây dựng nơng thơn mới, tạo cơ sở để có kế hoạch huy động vốn đầu từ phát triển cơ sở hạ tầng trong từng thời kỳ, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu các văn bản quy định hiện hành của nhà nước để ban hành quy định phân cấp quản lý quy hoạch cho từng địa phương; tăng cường bố trí cán bộ, kinh phí quản lý, kinh phí tổ chức thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn đối với từng loại hình các huyện, xã khác nhau.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đi vào chiều sâu đến từng gia đình để tạo sự đồng thuận cao của nhân dân về các công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Việc lập, quản lý quy hoạch phải dân chủ, cơng khai, minh bạch đặc biệt là tài chính theo các nguồn: nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp.

- Có kế hoạch rà sốt, đánh giá việc thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn theo từng năm và từng giai đoạn cụ thể để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, đảm bảo đúng nội dung quy hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w