Giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất áp dụng cơ giới hóa

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 146 - 148)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

4.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh

4.2.3. Giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất áp dụng cơ giới hóa

4.2.3.1. Mục tiêu giải pháp

Tạo bước đột phá trong việc đẩy mạnh cơ giới hóa bằng việc xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất gắn với việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa; thiết lập mạng lưới cung ứng dịch vụ cơ giới hóa ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

4.2.3.2. Giải pháp thực hiện

a. Khuyến khích các cơ sở sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa

- Chú trọng đến việc phát triển các hình thức sản xuất liên doanh, liên kết với doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mơ hình Hợp tác xã nơng nghiệp, Tổ hợp tác sản xuất nhằm tích tụ ruộng đất, góp vốn phát triển vùng sản xuất hàng hóa, áp dụng cơ giới hóa và sử dụng có hiệu quả cơng suất của máy móc, giảm thiểu hao mịn vơ hình máy móc, thiết bị.

- Hình thành và phát triển các tổ, đội hợp tác đánh bắt trên biển nhằm khai thác hiệu quả máy móc phương tiện, chia sẽ thơng tin ngư trường, thời tiết, kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ cùng nhau xử lý rủi ro trên biển; vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền trên biển.

- Xây dựng chính sách, cơ chế hợp tác giữa nông dân với hệ thống các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp, cơ sở cung cấp phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nơng nghiệp.

- Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các hộ gia đình từ mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường cung ứng dịch vụ cơ giới trong nông nghiệp từ khâu cung ứng máy móc, thiết bị, hậu sần sửa chữa đến việc thực hiện cung ứng các dịch vụ cơ giới như làm đất, chăm sóc, thu hoạch; các dịch vụ làm khơ, bảo quản nơng sản, thuỷ sản hàng hố.

- Hỗ trợ các mơ hình trình diễn về thu hoạch, chế biến, bảo quản bằng máy móc thiết bị cơ giới hóa, trình diễn cơng nghệ giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế độc lập hoặc liên doanh xây dựng các cơ sở sản xuất, bn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng thay thế, dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy, giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng sân phơi, cơ sở phơi sấy, kho dự trữ nông sản (lúa gạo, ngô, ....), trang thiết bị lạnh bảo quản rau quả, thông qua đề xuất các đề án cạnh tranh.

b. Đẩy mạnh và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa lớn, tập trung với các điều kiện và yếu tố sản xuất theo hướng công nghiệp, hiện đại.

- Phát triển mạnh kinh tế trang trại làm hạt nhân để đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác; phát triển trang trại với quy mơ phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của các chủ trang trại; khuyến khích và tạo điều kiện để các trang trại áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

- Phát triển kinh tế trang trại là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hố lớn, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Phát triển sản xuất nơng nghiệp theo mơ hình trang trại là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát được dịch bệnh, góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường tại khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w