Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 110 - 111)

Chỉ tiêu Đông Xuân Hè Thu BQ chung t-test

t Sig.

1. Giá trị sản xuất (GO) 1.297,93 1.553,35 1.425,64 -13,014 0,000

2. Giá trị tăng thêm (VA) 444,45 640,89 542,67 -7,963 0,000

3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 351,49 558,34 454,91 -7,448 0,000 4. Lợi nhuận (LN) -263,56 -56,07 -159,82 -7,551 0,000 5. GO/IC 1,57 1,74 1,65 -4,530 0,000 6. VA/IC 0,57 0,74 0,65 -4,530 0,000 7. MI/IC 0,45 0,65 0,55 -4,764 0,000 8. LN/TC -0,16 -0,02 -0,09 -7,514 0,000

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)

Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 3.11. Giá trị sản xuất bình quân 1 sào ruộng lúa đạt được là 1.425,64 nghìn đồng/sào; giá trị tăng thêm là 542,67 nghìn đồng/sào và thu nhập hỗn hợp từ 1 sào ruộng lúa của các hộ điều tra là 454,91 nghìn đồng. Nếu hạch tốn cơng lao động gia đình vào chi phí sản xuất thì hoạt động trồng lúa khơng mại lại lợi nhuận cho các nơng hộ. Bình quân 1 sào ruộng lúa của các hộ điều tra bị thua lỗ khoảng 159,82 nghìn đồng. Điều này hàm ý rằng hoạt động sản xuất lúa của các hộ điều tra chủ yếu lấy công làm lãi.

Xét về hiệu quả kinh tế, chỉ tiêu GO/IC bằng 1,65 lần, phản ánh tốc độ tăng của giá trị sản xuất lớn hơn so với tốc độ tăng của chi phí trung gian, nghĩa là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra 1,65 đồng giá trị sản xuất. Các chỉ tiêu VA/IC và MI/IC lần lượt đạt tương ứng là 0,65 lần và 0,55 lần, thể hiện việc đầu tư chi phí trung gian trong sản xuất lúa mang lại giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp cho các hộ điều tra. Ngược lại, chỉ tiêu LN/TC bằng -0,09 phản ánh trồng lúa không mang lại hiệu quả kinh tế, có nghĩa là cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì các hộ bị lỗ 0,09 đồng. Kết quả kiểm định t-test cho thấy, có sự khác biệt đáng kể về kết quả và hiệu quả sản xuất

lúa của các hộ điều tra giữa vụ mùa Đông Xuân và Hè Thu. Sản xuất lúa ở vụ Hè Thu mang lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn so với vụ mùa Đồng Xuân với mức ý nghĩa thống kê 1%.

Kết quả phân tích ở trên đã phản ánh đúng tính hiệu quả trong sản xuất lúa của các hộ điều tra nói riêng và các nơng hộ trồng lúa ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Lấy công làm lãi là đặc trưng phổ biến nhất của người trồng lúa ở tỉnh Hà Tĩnh cũng như ở các địa phương khác trong cả nước. Khi hạch tốn cơng lao động gia đình vào chi phí sản xuất thì trồng lúa khơng mang lại lợi nhuận cho các nơng hộ. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là giải pháp then chốt để giảm ngày cơng lao động gia đình và mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 110 - 111)

w