Ký hiệu Tên biến Hệ số Sai số Giá trị t
biến chuẩn
Hằng số 1,348** 0,531 2,541
LnX1 Lượng giống (Kg/sào) -0,116** 0,058 -2,004
LnX2 Đạm (Kg/sào) -0,224*** 0,041 -5,496
LnX3 Lân (Kg/sào) 0,401*** 0,098 4,097
LnX4 Kali (Kg/sào 0,209*** 0,037 5,689
LnX5 NPK (Kg/sào) -0,059** 0,027 -2,204
LnX6 Lao động gia đình (Ngày cơng/sào) -0,004* 0,002 -1,920 LnX7 Chi phí thuê dịch vụ cơ giới (1000đ/sào) 0,032*** 0,005 6,205
D1 Huyện (1=Can Lộc; 0=Khác) 0,020ns 0,026 0,764
D2 Huyện (1=Cẩm Xuyên; 0=Khác) 0,064** 0,028 2,282
D3 Vụ mùa (1=Đông Xuân; 0=Hè Thu) -0,005ns 0,023 -0,197
Hệ số Sigma-squared (δ2) 0,115*** 0,012 9,467
Hệ số Gamma (γ) 0,846*** 0,037 22,770
Giá trị log của hàm gần đúng 27,731
Kiểm định tỷ số thích hợp của sai số một phía 36,127
Ghi chú: ***, ** và * tương ứng độ tin cậy 99%, 95% và 90%; ns-khơng có ý nghĩa thống kê
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2015 được xử lý bằng Chương trình Frontier 4.1)
Xét về chiều hướng tác động của các biến số đến năng suất lúa cho thấy, lượng giống, đạm, NPK và lao động gia đình là những yếu tố tác động ngược chiều đến năng suất lao động. Điều này cho thấy các nông hộ đã sử dụng các yếu tố đầu vào chưa hiệu quả, tức là sử dụng ở mức đầu vào cao. Ngược lại, các hộ có thể tăng các yếu tố đầu vào như lân, kali, chi phí thuê dịch vụ làm cơ giới để tăng năng suất lúa.Trong số các yếu tố làm tăng năng suất lúa kể trên thì phân lân có hệ số ảnh hưởng cận biên lớn nhất (bằng 0,401), có nghĩa làm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lượng phân lân tăng thêm 1% so với mức trung bình thì năng suất lúa của các hộ điều tra sẽ tăng thêm 0,401%. Kết quả ước lượng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên cũng cho thấy, những nông hộ sản xuất lúa ở huyện Cẩm Xuyên cho năng suất cao hơn so với các huyện Can Lộc và Thạch Hà, với hệ số ảnh hưởng cận biên là 0,064. Kết quả này hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng sản xuất lúa ở trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên. Theo số
liệu của Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2015, Cẩm Xun là địa phương có diện tích và năng suất lúa cao nhất của cả tỉnh, với tổng diện tích lúa trong năm 2015 là 18.462 ha và sản lượng lúa đạt được cả năm là 101.608 tấn.
3.5.2.2. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các hộ điều tra
Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, thước đo hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa của các nông hộ được sử dụng trong đề tài là thước đo hiệu quả của mơ hình định hướng đầu ra. Nó là quan hệ so sánh giữa khối lượng đầu ra thực tế đạt được với khối lượng đầu ra tối đa có thể đạt được từ một mức sử dụng đầu vào nhất định.
Để tính tốn mức độ hiệu quả kỹ thuật của mỗi hộ và mức độ hiệu quả kỹ thuật bình quân chung của mẫu quan sát, sau khi ước lượng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên, ta thu được ước lượng điểm mức sản lượng phi hiệu quả kỹ thuật. Kết quả ước lượng mức độ hiệu quả kỹ thuật được thể hiện ở bảng 3.17.