Trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 75)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

3.2. Tình hình CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1. Trang bị động lực trong sản xuất nông nghiệp

Cũng giống như các địa phương trong cả nước, CGHNN ở tỉnh Hà Tĩnh được bắt đầu áp dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX - thời kỳ xây dựng XHCN ở miền Bắc. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa ở thời kỳ này chỉ được thực hiện ở một số HTX nơng nghiệp và mang tính chất rời rạc, do đó đã khơng phát huy tính hiệu quả. Từ năm 2005 trở về sau, việc áp dụng CGHNN mới bắt đầu phát triển và tạo ra những tác động tích cực đối với ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.

(Nguồn: Kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2016) Hình 3.6.

Theo kết quả điều tra nơng nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh năm 2016, trên địa bàn tồn tỉnh có khoảng 909 động cơ điện; 1.703 động cơ xăng dầu và Diezel; 2.314 máy phát điện; 3.172 máy bơm nước; 3.714 ô tô vận chuyển được sử dụng trong sản xuất nơng nghiệp. Tính đến cuối năm 2015, ở Hà Tĩnh có khoảng 9.164 máy kéo các loại, trong đó chủ yếu là loại máy kéo có cơng suất dưới 12CV, chiếm 56,73% và máy kéo có cơng suất từ 12 – 35CV chiếm 42,20%. Riêng đối với các loại máy kéo có cơng suất trên 35CV thì chiếm tỷ lệ rất thấp (1,06%). Với số lượng máy kéo này có thể đảm nhận trong khâu làm đất khoảng 38.000ha, chiếm 45% diện tích sản xuất nơng nghiệp. Số liệu ở hình 3.6 cho thấy, mức độ trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Hà Tĩnh là 132,81CV/ha đất trồng cây hàng năm, thấp hơn so với mức bình qn chung của cả nước là 27,19CV. Có sự chênh lệch đáng kể về mức trang bị động lực giữa các địa phương trong tỉnh, cụ thể là các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thị xã Hồng Lĩnh là những địa phương có mức trang bị động lực bình qn cao hơn so với mức bình qn chung của cả nước. Trong khi đó một số địa phương có mức trang bị động lực rất thấp, điển hình là các huyện Lộc Hà, Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Nghi Xuân và thị xã Kỳ Anh.

Sự khác biệt về mức độ trang bị động lực giữa các địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh có thể được lý giải bởi 2 ngun nhân chính: thứ nhất là do khác biệt về điều kiện tự nhiên nên dẫn đến sự khác nhau về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp giữa các địa phương. Ví dụ như Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh là những địa phương ven biển nên việc áp dụng cơ giới hóa chỉ tập trung vào lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; thứ hai là do điều kiện kinh tế - xã hội giữa các địa phương khác nhau, dẫn đến việc áp dụng cơ giới sẽ khác nhau, chẳng hạn như các huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang là những địa phương có điều kiện về kinh tế cịn khó khăn, thu nhập người dân cịn thấp, do đó việc đầu tư vào cơ giới hóa là rất hạn chế so với các địa phương khác trong tỉnh.

Để nhận diện đầy đủ bức tranh toàn cảnh về thực trạng CGHNN của tỉnh Hà Tĩnh, nghiên cứu này tập trung làm rõ và chi tiết về tình hình trang bị động lực và mức độ cơ giới ở một số lĩnh vực sản xuất chính yếu của tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm: trồng trọt, chế biến nông sản, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.

3.2.2. Mức độ cơ giới hóa trong các ngành nơng, lâm, thủy sản 3.2.2.1. Đối với sản xuất nơng nghiệp

a. Cơ giới hóa trong trồng trọt

Trồng trọt là một trong những hợp phần sản xuất nông nghiệp truyền thống của tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời cũng là lĩnh vực sản xuất chính và chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm ngành nơng nghiệp của tỉnh. Theo số liệu Niên giám thống kê của tỉnh Hà Tĩnh năm 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực trồng trọt chiếm đến 61,69% trong tổng giá trị sản xuất của nhóm ngành nơng nghiệp. Với đặc thù là ngành sản xuất truyền thống và giữ vị trí quan trọng trong nhóm ngành nơng nghiệp, lĩnh trồng trọt ln được người dân chú trọng đầu tư sản xuất bằng việc đổi mới về giống, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng cơ giới vào sản xuất.

Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2015, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 12.144 máy làm đất; 138 máy đào hố; 948 máy phu thuốc BVTV; 5.324 bình phun thuốc trừ sâu có động cơ; 564 máy gặt đập liên hợp và khoảng 3.918 ô tô vận tải hàng hóa nơng sản (Phụ lục 3.5). So với năm 2011, số lượng phương tiên cơ giới phục vụ cho hoạt động trồng trọt tăng lên đáng kể, trong đó chủ yếu là tăng số máy gặt đập liên hợp; máy gặt rải hàng, máy hái chè và bình phun thuốc trừ sâu có động cơ.

Cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng trọt ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất lúa với hầu hết các công đoạn sản xuất từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Những năm gần đây, người dân trồng lúa ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh đã không ngừng đầu tư mua sắm các phương tiện máy móc để phục vụ cho sản xuất. Bình quân 100 ha đất trồng lúa được trang bị 19,63 máy làm đất; 11,62 máy gặt rải hàng và cầm tay và 11,58 máy tuốt lúa có động cơ.

Nhìn chung, có sự khác biệt đáng kể giữa các địa phương về mức độ trang bị phương tiện cơ giới trong lĩnh vực trồng trọt nói chung cũng như trong sản xuất lúa nói riêng. Nếu tính trên 100 ha đất trồng lúa, huyện Hương Sơn là địa phương có mức trang bị máy gặt rải hàng và máy gặt cầm tay tính trên 100 ha đất trồng lúa cao nhất trong số các địa phương trong tỉnh, với 69,40 máy gặt loại cầm tay và rải hàng và gần 70 máy tuốt lúa có động cơ. Các huyện Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc là những địa phương có mức độ trang bị máy móc và phương tiện cơ giới trong các khâu sản xuất tương đối đồng đều hơn so với các địa phương khác, đặc biệt là khâu làm đất (Phụ lục 3.6).

Bảng 3.1. Mức độ cơ giới hóa trong lĩnh vực trồng lúa của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: % Khâu sản xuất 2011 2012 2013 2014 2015 1. Làm đất 45,5 51,5 55,7 63,5 67,2 2. Gieo trồng 8,5 12,0 13,5 14,2 14,2 3. Thu hoạch 34,5 38,0 43,5 49,6 53,7 4. Vận chuyển 52,0 53,0 54,4 60,5 60,5

Ghi chú: Mức độ cơ giới hóa ở 4 khâu sản xuất được tính bằng tỷ lệ diện tích lúa được thực hiện bằng phương tiện cơ giới

(Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh)

Với số lượng phương tiện cơ giới được đầu tư trang bị trong lĩnh vực trồng trọt như hiện nay ở tỉnh Hà Tĩnh, thì mức độ cơ giới hóa vẫn cịn thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước. Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2011 – 2015. Nếu như năm 2011, tỷ lệ diện tích đất trồng lúa được áp dụng cơ giới trong khâu làm đất là 45,5, thì đến năm 2015 tăng đến 67,2%, tức là tăng 21,7% so với năm 2011; tiếp đến là khâu vận chuyển cũng được áp dụng cơ giới khá cao, với mức 60,5% trong năm 2015, tăng 8,5% so với năm 2011. Trong khi đó, khâu gieo trồng có mức độ áp dụng cơ giới hóa là khá thấp, chỉ đạt ở mức 14,2% trong năm 2015 (bằng 1/2 mức bình quân chung của cả nước). Mặc dù khâu làm đất và khâu vận chuyển có mức độ cơ giới hóa cao nhất, nhưng so với mức bình quân chung cả nước thì vẫn cịn thấp hơn nhiều. Hiện nay, mức độ cơ giới hóa trong khâu làm đất trồng lúa của cả nước là 90% và thu hoạch là 42%.

b. Cơ giới hóa trong chăn ni

Cũng giống như lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi là ngành sản xuất truyền thống đã hình thành và phát triển từ rất lâu ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận lớn của người dân nông thôn của các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là góp phần tích cực trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng mở rộng về quy mô chăn nuôi và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh. Sự gia tăng về quy mô chăn nuôi đã làm thay đổi phương thức và kỹ thuật chăn nuôi của người dân, trước hết phải kể đến việc tăng cường áp dụng các phương tiện cơ giới trong khâu chuồng trại, chế biến thức ăn và ấp trứng gia cầm.

Trước hết, đối với khâu chuồng trại: Hiện nay, tồn bộ các cơ sở chăn ni theo quy mơ trang trại đều áp dụng hệ thống chuồng trại khép kín từ cung cấp nước, thức

ăn tự động, tạo tiểu khí hậu và thu gom trứng, trong đó 100% hộ ni lợn qui mô công nghiệp sử dụng chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động. Ngồi ra một số hộ chăn ni cũng đã sử dụng máy phun tiêu độc khử trùng tại các chuồng trại chăn ni gia cầm và chăn ni lợn. Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn tồn tỉnh có khoảng 105 máy phun tiêu độc, khử trùng và 7 máy dọn chuồng được sử dụng trong chăn ni, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ và Hương Khê.

Về cơ giới hóa trong khâu chế biến thức ăn chăn nuôi: Với đặc đặc trưng là chăn nuôi theo quy mơ nơng hộ, do đó việc áp dụng cơ giới hóa ở trong chế biến thức ăn chăn ni chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình và một số trang trại và gia trại. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2015, trên địa bàn tồn tỉnh có khoảng 1.308 máy chế biến thức ăn gia súc được các nông hộ sử dụng để xay nghiền các loại nông sản làm thức ăn chăn nuôi và chế biến thức ăn thô xanh. Tuy nhiên, với số lượng máy chế biến thức ăn chăn nuôi được trang bị như hiện nay vẫn chưa tương xứng với quy mô chăn nuôi của các cơ sở sản xuất. Số liệu ở hình 3.7 cho thấy, bình quân chung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, cứ khoảng 100 con lợn thì được trang bị 0,46 máy chế biến thức ăn chăn ni, trong đó có sự chênh lệc đáng kể về mức trang bị máy chế biến thức ăn chăn nuôi lợn giữa các địa phương. Lộc Hà và Nghi Xuân là 2 địa phương có mức trang bị máy chế biến thức ăn chăn nuôi khá cao, lần lượt tương ứng là 1,33 và 2,04 máy cho 100 con lợn. Trong khi đó, hầu hết các địa phương đều có mức trang bị loại phương tiện này là rất thấp, điển hình là các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê.

(Nguồn: Chi cục PTNT, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh)

Hình 3.7. Tình hình trang bị máy chế biến thức ăn chăn nuôi lợn ở tỉnh Hà Tĩnh năm 2015

Bên cạnh việc áp dụng cơ giới trong chế biến thức ăn chăn nuôi ở các nông hộ, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng đã bắt đầu phát triển chun mơn hóa trong khâu chế biến thức ăn chăn nuôi ở các nhà máy cơng nghiệp. Trước đây, Hà Tĩnh có 3 xưởng chế biến thức ăn gia súc quy mô nhỏ được đầu tư xây dựng nhưng hiện nay đã ngừng hoạt động do khơng phát huy được tính hiệu quả. Đến năm 2005, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Thiên Lộc trực thuộc Tổng Cơng ty khống sản và thương mại Hà Tĩnh đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động nhằm cung cấp sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở thị trường tỉnh Hà Tĩnh. Nhà máy này được lắp đặt theo dây chuyền công nghệ của Trung Quốc, với quy mơ cơng suất là 120.000 tấn/năm. Sản lượng bình qn hàng năm do nhà máy này sản xuất khoảng 20.000 tấn thức ăn (17% công suất), đáp ứng khoảng 13,5% nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong hoạt động chăn nuôi gia cầm, nhiều cơ sở chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các loại máy ấp trứng. Báo cáo của Chi cục Phát triển nơng thơn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến cuối năm 2015, Hà Tĩnh có 70 cơ sở ấp trứng gia cầm hoạt động theo mùa vụ với công suất 5.000-10.000 trứng/cơ sở, sản lượng trứng qua lò ấp ước tính đạt khoảng 60-70%. Với quy mơ cơng suất như hiện nay thì các cơ sở ấp trứng gia cầm vẫn chưa đáp ứng quy mô chăn nuôi gia cầm của tỉnh Hà Tĩnh. Thực trạng thiếu vốn trong sản xuất là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức trang bị máy ấp trứng gia cầm ở tỉnh Hà Tĩnh đạt được rất thấp. Số liệu ở hình 3.8 cho thấy, bình quân 1000 con gia cầm đẻ trứng ở tỉnh Hà Tĩnh chỉ được trang bị khoảng 0,14 máy ấp trứng. Điều này đã phản ánh mức độ cơ giới hóa ở trong khâu nảy là quá thấp.

(Nguồn: Chi cục PTNT, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh)

Ngoài khâu chuồng trại, chế biến thức ăn và ấp trứng gia cầm, khâu vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn ni cũng đã được áp dụng cơ giới hóa. Phần lớn (khoảng 80%) các trang trại đều vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi bằng xe cơ giới đến tận khu vực chuồng trại, đặc biệt 100% trang trại lợn có quy mơ từ 1.000 con trở lên đều sử dụng xe cơ giới để vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn ni. Trong khi đó, khâu giết mổ gia súc và gia cầm vẫn chưa được áp dụng cơ giới hóa, 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm sử dụng phương pháp thủ công và gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng.

c. Đánh giá chung về cơ giới hóa ngành sản xuất nơng nghiệp

Nhìn chung, cơ giới hóa trong ngành sản xuất nông nghiệp ở Hà Tĩnh đã được tăng cường áp dụng trong nhiều trở lại đây, với số lượng máy móc và phương tiện cơ giới được trang bị ngày càng tăng. Chính vì vậy, mức độ cơ giới hóa cũng có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, xét trên bình diện tổng thể, mức độ trang bị phương tiện cơ giới cũng như mức độ cơ giới hóa ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước, đồng thời giữa các địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh có sự chênh lệch đáng kể về mức độ trang bị máy móc, phương tiện cơ giới lẫn mức độ cơ giới hóa.

Hiện nay, cơ giới hóa trong ngành sản xuất nơng nghiệp mới chỉ dừng lại ở từng bộ phận riêng lẻ và chỉ tập trung ở một số khâu cơng việc có tính chất nặng nhọc. Ở lĩnh vực trồng trọt, cơ giới hóa chỉ được áp dụng trong khâu làm đất, thu hoạch và vận chuyển, trong các khâu sản xuất khác như gieo trồng, chăm sóc, phơi sấy hầu như chưa được áp dụng. Đối với lĩnh vực chăn ni, việc áp dụng cơ giới hóa chỉ được thực hiện ở các trang trại chăn ni lợn và chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp, với việc áp dụng cơ giới hóa trong các khâu chuồng trại như trang bị hệ thống làm mát và sưởi ấm, sử dụng chuồng lồng, chuồng sàn, hệ thống máng ăn và núm uống nước tự động. Trong khi đó, chăn ni nơng hộ quy mổ nhỏ - là hình thức tổ chức sản xuất phổ biện ở Hà Tĩnh hoàn tồn chưa được áp dụng cơ giới hóa.

3.2.2.2. Đối với ngành lâm nghiệp

Hà Tĩnh là một trong những địa phương có diện tích đất đồi, núi khá lớn ở khu vực Bắc Trung Bộ (khoảng 391.373ha, chiếm gần 80% tổng diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh). Đây là một trong những lợi thế đối với tỉnh Hà Tĩnh để phát triển sản xuất lâm

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w