Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 27)

Trong suốt chặng đường dài phát triển, nhất là qua 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã nỗ lực phấn đấu, ra sức, đồng lòng thực hiện Di chúc của Bác bằng những chủ trương, giải pháp, kế hoạch cụ thể; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Là một tỉnh miền núi, điểm xuất phát thấp, khó khăn trong phát triển kinh tế, tỉnh đã chủ trương khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển KT - XH, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân.

Đặc biệt trong giai đoạn từ 2015 - 2018, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trung bình đạt trên 7%/năm. Nhiều dự án lớn đã và đang hình thành, đi vào vận hành. Huyđộng các nguồn lực để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển nông - lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển kinh tế biên mậu…

Cơ sở hạ tầng KT - XH được đầu tư, mở rộng, phát triển, nhất là các khu kinh tế cửa khẩu, các điểm du lịch. Tình hình chính trị ln ởn định, quốc phịng - an ninh được giữ vững và tăng cường; diện mạo đơ thị, nơng thơn, miền núi có nhiều đởi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 4%/năm. Đến nay, 100% xã có đường ơ tơ và điện lưới quốc gia, 100% xã được phủ sóng điện thoại di động, 90% dân cư được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Khối đại đoàn kết các dân tộc thường xuyên được củng cố và phát huy. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố vững chắc, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo, quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, chưa thu hút được nhiều dự án có năng lực sản xuất lớn; lĩnh vực dịch vụ, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; đời sống nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn… Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, nhất là hạ tầng dịch vụ, du lịch, hạ tầng giao thơng cịn hạn chế. Trong khi đó nguồn lực ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, khả năng huy động vốn đầu tư ngồi ngân sách tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc phát huy lợi thế so sánh của Cao Bằng, đặc biệt là nguồn nhân lực của tỉnh, cũng như nguồn nhân lực lằ người dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w