Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làngười dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 65 - 67)

Ngồi việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo, cần đổi mới phương pháp đào tạo tránh những bài giảng lý thuyết, thuyết trình khơ khan trích dẫn hoặc đọc các văn bản, giáo trình, bài chuẩn bị trước.

Phương pháp thảo luận nhóm, làm việc nhóm, tăng cường đối thoại, trao đổi giữa học viên, giảng viên cần được kết hợp hài hịa, hợp lý trong nội dung chương trình. Việc lấy các ví dụ, đề tài cuộc sống, các nội dung lịch sử, văn hóa địa phương khi liên hệ vào bài giảng hay thảo luận thường thúc đẩy sự tích cực của học viên. Kết hợp học lý thuyết với thực tế dã ngoại làm phong phú thêm nội dung và phương pháp.

Rào cản ngôn ngữ đôi khi là trở ngại trong quá trình đào tạo nhưng sẽ được giải quyết khi có phương pháp đào tạo thích hợp kể cả cho cán bộ cấp cơ sở.

Nội dung, phương pháp đào tạo phải gắn với việc xây dựng phong cách và kỹ năng làm việc cho cán bộ gắn với q trình xây dựng nền dân chủ hố trong đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng phát triển hình thức đào tạo tốt (đào tạo giảng viên cho từng cấp) để có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu các địa phương hiện nay.

3.2.5. Tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đối vớiCB,CC là người DTTS CB,CC là người DTTS

Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đối với công tác cán bộ dân tộc nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu đại diện để đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới. Để làm tốt điều này, cần có chỉ đạo cụ thể, sát sao từ khâu quy hoạch cán bộ các cấp đến xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo; chọn người đào tạo; xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu đào tạo tại địa phương; bố trí đủ nguồn lực ngân sách, giảng viên có chất lượng cho cơng tác đào tạo; khắc phục tình trạng trơng chờ ngân sách trung ương, thực hiện cứng nhắc, thiếu chủ động, sáng tạo như đã diễn ra ở một số địa phương vừa qua để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo cán bộ dân tộc.

3.2.6. Thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức là người DTTS, nhất là CB,CC cấp xã về tầm quantrọng của chính sách đào tạo, bời dưỡng, phát triển trọng của chính sách đào tạo, bời dưỡng, phát triển

thăng quan tiến chức, được đề bạt, bở nhiệm vào vị trí lãnh đạo mà đào tạo, bồi dưỡng là nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ làm việc, cập nhật kiến thức mới để công việc đạt được hiệu quả cao hơn; Công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng để khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước bời Nhà nước chỉ tạo ra cơ chế, chính sách, cịn CB,CC là người trực tiếp thực hiện chính sách. Muốn thay đởi nhận thức của CB,CC nhất là CB, CC cấp xã là người DTTS về tầm quan trọng của chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trước hết khi thực hiện chính sách phải làm thế nào để họ hiểu và hưởng được những lợi ích thực sự từ chính sách đem lại cho bản thân họ và cộng đồng.

3.2.7.Khảo sát đánh giá lại đội ngũ cán bộ công chức dân tộc thiểu số hiện có. Thơng qua khảo sát, đánh

giá giúp cấp ủy đảng trong tỉnh nắm chắc hiện trạng ưu, khuyết điểm, yếu, thiếu những mặt nào, xu hướng triển vọng của từng cán bộ cũng như thừa thiếu trong bộ máy. Qua đó mới xác định các chủ trương, giải pháp sát hợp với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức dân tộc thiểu số khơng chỉ đáp ứng địi hỏi của những năm trước mắt mà cả trong 10 - 15 năm tới. Cần xây dựng các tiêu chí để khảo sát đánh giá. Chẳng hạn như phẩm chất, trình độ học vấn, sở trường sở đoản, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, xu hướng triển vọng, năng lực tở chức thực tiễn và uy tín trong q̀n chúng. Lượng hóa càng cụ thể càng giúp các cấp ủy thực hiện tốt các khâu tiếp theo của công tác cán bộ. Kết hợp chặt chẽ các kênh để khảo sát đánh giá cán bộ. Mỗi kênh nhận xét đánh giá vừa có ý nghĩa tham khảo, vừa bổ sung cho nhau để tiệm cận được bản chất của cán bộ. Ngoài sự nhận xét đánh giá của cấp ủy quản lý trực tiếp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cần coi trọng lấy ý kiến nhận xét đầy tâm huyết, có trách nhiệm của quần chúng, bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Họ chẳng những trông thấy những người tốt, việc tốt mà họ cũng trông thấy những người xấu, việc xấu trong Đảng”.

3.2.8.Bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ công chức dân tộc thiểu số. Sử dụng đúng hợp lý đội ngũ cán bộ

công chức dân tộc thiểu số khơng chỉ tạo điều kiện, khích lệ cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà cịn làm cho bộ máy ln ởn định, hoạt động nhịp nhàng. Căn cứ vào tiêu chuẩn, năng lực sở trường của cán bộ để bố trí sử dụng cán bộ, khắc phục tình trạng “thợ mộc đi rèn dao”, dẫn tới hiệu quả cơng việc khơng cao. Ngồi những tiêu chí trên, khi bố trí sử dụng cán bộ cịn phải tính đến cơ cấu giới, độ t̉i, dân tộc, đặc điểm tâm lý, khí chất của cán bộ. Tư duy trực quan, bộc trực thẳng thắn là một trong những đặc điểm của cán bộ cơng chức dân tộc thiểu số. Có nhận biết đầy đủ các khía cạnh tư duy, tâm lý, một mặt có cơ sở để sắp xếp hợp lý hơn, mặt khác tạo ra sự đồng thuận đoàn kết thống nhất trong đội ngũ cán bộ. Khơng phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đã tởng kết “Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo khơng khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ”.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w