Quá trình và kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB,CC làngười DTTS ở tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 40 - 44)

2.2.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển đợi ngũ CB, CC là người DTTS

Là tỉnh vùng cao biên giới, tỷ lệ người DTTS chiếm trên 94% dân số tồn tỉnh, do đó người DTTS được Cấp ủy và Chính quyền của tỉnh Cao Bằng xác định đây là nguồn nhân lực cơ bản, chủ yếu, có vai trị quan trọng trong việc góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã họi và an ninh, quốc phịng của tồn tỉnh, cụ thể: CBCC người DTTS góp phần xây dựng và trực tiếp tổ chức cho nhân dân, nhất là đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở vùng DTTS; Công tác sử dụng, quản lý và phát triển đội ngũ CBCC người DTTS luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, cụ thể Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành triển khai nhiều chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như công tác xây dựng đội ngũ CB, CC là người DTTS. Cụ thể: Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 30/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về việc “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 45- CT/TW ngày 23/9/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về một số công tác trong vùng đồng bào dân tộc Mông”; Đề án số 03-ĐA/TU ngày 20/7/2012 của Tỉnh ủy Cao Bằng về Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012-2015; Chương trình số 12-CTr/TU ngày 09/5/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 1247/KH-UBND ngày 28/4/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ- CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ

về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030... Bên cạnh đó, các cấp Đảng ủy và chính quyền tỉnh Cao Bằng đã từng bước quan tâm trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 20/7/2012 về “Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012-2015”; Đề án số 09-ĐA/TU, ngày 25/9/2017 về “Công tác cán bộ người dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc thiểu số ít người khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”,....

Để công tác phát triển đội ngũ CB, CC là người DTTS ở tỉnh Cao Bằng phát huy được hiệu quả trong thực tiễn, Ban Nội vụ, Ban Tổ chức, Sở Nội vụ của tỉnh Cao Bằng đã từng bước khảo sát, nắm bắt nhu cầu phát triển của các ban, ngành, cơ sở trên cơ sở đề án vị trí việc làm, qua đó xâng dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, phối hợp với các ngành dọc của tỉnh để xây dựng các biểu mẫu, hướng dẫn các kĩ năng lập kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

2.2.4.2. Thực trạng công tác phổ biến, tun truyền thực hiện chính sách phát triển đợi ngũ CB, CC là người DTTS

Trên cơ sở các chủ trương, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB, CC người DTTS, hàng năm Tỉnh ủy và UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các ngành, các cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã tuyên truyền, phở biến, qn triệt các chính sách của Trung ương, địa phương một cách thường xuyên đến các cấp cơ sở, trong đó có sự lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền về Luật Cán bộ, công chức và các Nghị định của Chính phủ, và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thi hành. Việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện dưới nhiều hình thức khácnhau, trong đó Đài Phát thanh truyền hình của tỉnh, huyện và hệ thống cởng thơng tin điện tử của UBND tỉnh, UBND huyện thường xuyên cập nhật. Bên cạnh đó, nhiều hình thức phở biến, tun truyền khác cũng được triển khai một cách song song, đồng bộ như tổ chức hội nghị tập huấn, niêm yết công khai, đầy đủ các văn bản quy định, hướng dẫn tại trụ sở cơ quan, đơn vị, phổ biến thông qua các cuộc họp giao ban lãnh đạo chủ chốt..., qua hệ thống bản tin nội bộ của các cơ quan, thậm chí nhiều chính sách đào tạo, bồi dưỡng hoặc tuyển dụng cán bộ được thông báo một cách rộng rãi trên hệ thống phát thanh của các huyện, các xã. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển CB,CC còn chưa thường xuyên, hoặc qua loa, đại khái, không đúng thời điểm ... chính điều này đã làm cho đội ngũ CB,CC nhất là các cấp xã, thôn, bản không nắm được nội dung kế hoạch kịp thời nên hiệu quả trong việc đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn bị các tiêu chuẩn cần thiết để phát triển đơi khi cịn chưa cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, các xã giáp biên.

2.2.4.3. Thực trạng phân cơng, phới hợp thực hiện chính sách phát triển đợi ngũ CB, CC là người DTTS

Phân công, phối hợp thực hiện theo kế hoạch đề ra được UBND tỉnh Cao Bằng giao cho các đơn vị liên quan như Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban tở chức Tỉnh ủy, Huyện ủy

triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, bổ nhiệm... hằng năm. Báo cáo định kỳ cơng tác phát triển đội ngũ CB, CC nói chung, trong đó có CB, CC là người DTTS và tham mưu cho tỉnh nhiều chương trình cụ thể như đào tao, bồi dưỡng, trình độ lý luận chính trị, cử CB,CC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị khi có thơng báo, tởng hợp báo cáo những vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện. Phối hợp với Phịng Tài chính kế hoạch, lập kế hoạch dự tốn sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ kinh phí kịp thời cho CB,CC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn các đơn vị quyết tốn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Luật ngân sách. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, hệ thống ngành dọc tiến hành thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến rõ về mục đích, yêu cầu, tính khả thi, tính đúng đắn của chính sách đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đến với các đốitượng có liên quan. Phối hợp với các cơ sở đạo tạo, bồi dưỡng mở các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ như Kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhà nước; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với các chức danh công chức và người đứng đầu các tở chức Hội - đồn thể, bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước, kiến thức Quốc phòng An ninh, cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Bên cạnh việc triển khai thực hiện nội dung kế hoạch đến CB,CC UBND tỉnh giao cho các Sở quản lý chặt chẽ, bố trí cơng việc gắn với công tác đào tạo và tạo điều kiện cho CB,CC tự học tập... Có thể nói những năm gần đây, công tác phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB, CC người DTTS ngày càng đi vào nề nếp, ổn định trên cơ sở chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị của Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình triển khai chính sách phát triển CB, CC là người DTTS, các cấp ủy đảng và chính quyền cơ bản đã thực hiện khá tốt quy chế làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, mối quan hệ giữa cấp ủy đảng, chính quyền các cấp được xác định rạch rịi, ít có sự trùng lắp trong điều hành. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy, UBND cấp huyện, cấp xã đã giải quyết cơ bản về mối quan hệ giữa luân chuyển CB, CC để đào tạo, bồi dưỡng với ổn định, phát triển đội ngũ CB, CC người DTTS tại chỗ. Việc điều động, luân chuyển CB, CC lãnh đạo, quản lý là người DTTS đã khắc phục được tình trạng cục bộ, khép kín; đồng thời, tăng cường, bở sung nhiều cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản; từng bước trẻ hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Nhờ những nỗ lực trong lãnh đạo, điều hành quản lý, phân công, phối hợp việc triển khai chính sách phát triển đội ngũ CB,CC người DTTS đã từng bước góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Tuy nhiên, trên thực tế ở một số huyện trong q trình thực hiện chính sách cịn chưa đồng bộ, nhịp nhàng, cịn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, có cơ quan cho rằng, việc triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, tuyển dụng, sử dụng CB, CC là người DTTS thuộc trách nhiệm của Phịng Nội vụ, nhưng cũng có cơ quan khác cho rằng thuộc trách

nhiệm của Phòng Dân tộc, hay là UBND cấp xã, thị trấn. Vì vậy, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển CB, CCngười DTTS, nhất là CB, CC cấp xã là người DTTS còn chưa đạt chỉ tiêu đã đề ra, làm ảnh hưởng đến cơ cấu, quy hoạch, bở nhiệm CB, CC.

2.2.4.4. Thực trạng duy trì chính sách và điều chỉnh, bổ sung giải pháp thực hiện chính sách phát triển CB, CC là người DTTS

Duy trì chính sách phát triển CB, CC là người DTTS là bước đảm bảo chính sách tồn tại, thực hiện liên tục và phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, do đó trong cơng tác lãnh đạo, điều hành của UBND tỉnh Cao Bằng ln xác định duy trì tính ởn định, đồng bộ của chính sách này trong những giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn như Đề án 03-ĐA/TU, ngày 20/7/2012 về “Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012-2015”; Đề án số 09-ĐA/TU, ngày 25/9/2017 về “Công tác cán bộ người dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc thiểu số ít người khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” đã được tỉnh ủy Cao Bằng chỉ đạo thực hiện thường xuyên, liên tục trong từng năm và qua mối giai đồn đều có sự tởng kết, đánh giá. Khơng chỉ thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB, CC là người DTTS một cách đơn lẻ mà trong những năm qua, trong lãnh đạo điều hành duy trì chính sách này đã có từng bước triển khai lồng ghép ngày càng đồng bộ với chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào DTTS.

Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện chính sách phát triển CB, CC là người DTTS có thể sẽ có những thay đởi do mơi trường khách quan và chủ quan đem lại, điều đó địi hỏi cơ quan quản lí nhà nước, nhất là cơ quan chủ trì thực hiện phải có những điều chỉnh giải pháp thực hiện để phù hợp với thực tiễn của địa phương, từng giai đoạn thực hiện, góp phần tạo mơi trường thuận lợi cho cơng tác thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao.

2.2.4.5. Theo dõi, đơn đớc, kiểm tra thực hiện chính sách về phát triển CB, CC là người DTTS

Sự chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách phát triển CB, CC người DTTS của Đảng ủy và UBND tỉnh Cao Bằng trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi và đem lại kết quả to lớn do đã từng bước có sự gắn tập trung đồng bộ giữa chương trình, nội dung và kế hoạch thực hiện. Do đó các hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra được thường xuyên quan tâm và tiến hành trong q trình tở chứcthực hiện chính sách. Sở Nội vụ, Phịng Nội vụ các huyện chính là cơ quan chun mơn được UBND tỉnh Cao Bằng giao nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc triển khai thực hiện chính sách phát triển CB, CC là người DTTS; kết quả theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách được thể hiện qua báo cáo các năm. Trong nội dung báo cáo, mảng công tác này đã đánh giá tồn bộ q trình thực hiện chính sách bao gồm các kết quả đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân tồn tại, hạn chế. Thông qua công tác theo dõi, kiểm tra, đơn đốc q trình thực hiện chính sách bằng hình thức kiểm tra thường xuyên, đột xuất hay kiểm tra chuyên đề, có được những kết quả, kết luận kiểm tra là cơ sở để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Cao Bằng có những điều chỉnh, bở sung và xử lý kịp thời đối với những cá nhân, tở chức, cơ quan, đơn vị vi phạm chính sách, nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu và tiến độ

thực hiện chính sách đạt kết quả..

2.2.4.6. Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách phát triển đợi ngũ CB, CC là người DTTS

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã là người DTTS là khâu cuối cùng trong các bước tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua hoạt động tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm có thể đưa ra các kết luận về sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện và sự chấp hành của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng. Để có thể đánh giá một cách chính xác cơng tác đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào các bộ tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Thông tư số: 4524/TT-BNV ngày 27/10/2014 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CB,CC. Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan, đơn vị có liên quan có kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong những năm qua, UBND huyện Đông Giang đã tổ chức đánh giá, tởng kết, rút kinh nhiệm việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xã là người DTTS thông qua Hội nghị tổng kết thi đua khen thưởng, Hội nghị CB,CC,VC hàng năm, Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tởng thể cải cách hành chính của huyện, Hội nghị sơ tổng kết các ngành liên quan,…. Thông qua các hội nghị, UBND huyện đã tổng kết, đánh giá sát với tình hình thực tế việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp huyện, cấp xã theo từng năm và từng giai đoạn, qua đó đã nêulên thực trạng công tác triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân trong q trình thực hiện. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, những nhân tố tích cực để kịp thời phát huy và động viên, khen thưởng nhằm khuyến khích cho CB,CC khơng ngừng nâng cao năng lực trình dộ chun mơn kỹ thuật, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống thơng qua thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC. Tuy nhiên, cơng tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm chưa rõ nét, còn lồng ghép trong các hội nghị khác, thường là hội nghị tổng kết cơ quan mà chưa tổ chức hội nghị tổng kết riêng, đánh giá chỉ dựa vào chứng chỉ, bằng cấp, kết quả học tập hoặc tỉ lệ được bố trí, sắp xếp cơng việc, bổ nhiệm mà chưa dựa vào hiệu quả thực thi cơng việc. Ngồi ra trong đánh giá tổng kết thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB,CC người DTTS ở một số mặt cịn ở lăng kính chủ quan, thiếu tính khách quan, đánh giá chưa tồn diện, thậm chí một số huyện, xã đánh giá thiếu chính xác. Hơn nữa, sự tham gia ý kiến của người dân và hoạt động tư vấn, giám định và phản biện của các tở chức đối với chính sách phát triển CB, CC người DTTS chưa được coi trọng, sát với thực tế.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w