Công tác quy hoạch phải đi trước một bước, nhất là đối với các vị trí quản lý trong hệ thống Đảng, chính quyền, bảo đảm đủ các yêu cầu về cơ cấu làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng trên quan điểm vì cơng việc chọn người đào tạo chứ khơng vì người mà chọn nội dung đào tạo.
Đồng thời, cần xây dựng quy hoạch CB,CC,VC người DTTS chung cho cả vùng từ cấp tỉnh trở lên để gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và có thể bố trí sử dụng linh hoạt giữa các địa phương, tránh tình trạng khép kín, bị động như hiện nay.
Quy hoạch phải bảo đảm tính lâu dài, có đội ngũ tại chức, đội ngũ kế cận và đội ngũ nguồn dài hạn, bảo đảm đủ tỷ lệ hợp lý ở các độ tuổi. Để làm tốt công tác quy hoạch cũng cần thay đổi cách đánh giá cán bộ dân tộc, lấy yêu cầu nhiệm vụ cách mạng là chính, khơng lấy sự khác biệt về văn hóa để soi xét cũng như yêu cầu quá cao về độ “năng động” đối với cán bộ dân tộc.
Cần đánh giá đúng tình hình CB,CC,VC là người DTTS hiện nay, rà sốt, phân loại các nhóm đối tượng theo yêu cầu tiêu chuẩn để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hợp lý cho từng cấp, từng chức danh, cán bộ nào thiếu tiêu chuẩn gì, cán bộ nào yếu về mặt nào, cần bồi dưỡng kiến thức về mặt nào, để lên danh sách và kế hoạch bồi dưỡng những kiến thức còn thiếu và yếu cho từng đối tượng.
Đối với cán bộ dự nguồn, quy hoạch, cần thiết đưa đi đào tạo cơ bản, toàn diện theo tiêu chuẩn của từng chức danh. Số cán bộ, công chức đang đảm nhận các chức danh nhưng thiếu chuẩn và chưa có người thay thế thì tiếp tục bồi dưỡng để bổ sung kiến thức theo đúng tiêu chuẩn quy định.
Cần thay đổi cách tiếp cận trong việc tuyển dụng, chọn nguồn cán bộ không chỉ dựa trên nguồn cử tuyển mà mở rộng sang các nguồn khác, như nguồn từ con em các dân tộc thiểu số học chính quy ở các trường đào tạo chất lượng quốc gia. Nguồn cử tuyển chỉ áp dụng cho những vùng rất khó khăn hoặc các dân tộc ít người, dân tộc bị thiếu nguồn về cán bộ. Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ Bảy, khố IX năm 2003 về Cơng tác dân tộc.