Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB, CC là người DTTS

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 57 - 62)

2.3.2.1. Ưu điểm

Có thể nói, có được những kết quả nêu trên là do xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trước tiên cần phải nói đến là Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm chăm lo đến công tác dân tộc, cơng tác cán bộ, trong đó có CC, CC, VC là người dân tộc thiểu số. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách có giá trị pháp lý, và mang tính thiết thực, cụ thể, đồng thời đưa ra được các biện pháp, giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC các cấp làm cơ sở, điều kiện để các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện. Dựa trên các chủ trương ấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương chăm lo xây dựng đội ngũ CB,CC là người DTTS ở các cấp, từng bước phát triển về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thực hiện điều này, Tỉnh ủy, UBND đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, đồng thời tranh thủ thu hút các nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh để hỗ trợ, kịp thời đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết nhằm nâng cao chất lượng phát triển cho đội ngũ CB, CC là người DTTS.

Sự nhìn nhận đúng đắn về vai trị của CB, CC,VC là người DTTS trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước là cơ sở để các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện đến cơ sở xác định thực hiện cơng tác cán bộ và chính sách phát triển CB,CC người DTTS là nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB, CC là người DTTS được cấp, ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Hàng năm, đội ngũ CB, CC là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng các lĩnh vực như Lý luận Chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc...., do đó việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB, CC lãnh đạo là người DTTS ngày càng được nâng lên so với trước đây.

Ngoài ra, phần lớn đội ngũ CB, CC là người DTTS tại tỉnh Cao Bằng có phẩm chất chính trị, đạo đức các mạng, tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cán bộ, công chức là người DTTS thực hiện, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. CB, CC, VC là người DTTS, trong đó có đội ngũ CB, CC tại tỉnh Cao Bằng đã đang dần được nâng cao năng lực và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong ứng xử, giao tiếp, có sự hiểu biết và tơn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm với cơng việc được giao, có thái độ đúng đắn trong thực hiện công vụ. Phần lớn đội ngũ CB, CC là người DTTS biết vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo, vận dụng các văn bản, quy định của Nhà nước trong xử lý công việc và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong cơng việc hàng ngày, qua đó đã góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời về cơ bản CB, CC, VC và người lao động của tỉnh Cao Bằng, trong đó có CB, CC người DTTS luôn chấp hành tốt sự phân công, điều động, luân chuyển của tở chức, có lối sống lành mạnh, có ý thức tở chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, khơng sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với các cơ quan, tở chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc, đảm bảo các hoạt động lãnh đạo, quản lý minh bạch, công khai, khách quan, giữ vững phẩm chất đạo đức công vụ, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong thực thi công vụ.

2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế

- Mặc dù đã có nhiều Nghị quyết về thực hiện chính sách dân tộc, chính sách cán bộ, chính sách phát triển CB, CC, VC người DTTS đã được tỉnh Ủy Cao Bằng đưa ra và có kế hoạch thực hiện, song vẫn cịn tình trạng kế hoạch, phương thức triển khai thực hiện chính sách cịn chung chung, chưa cụ thể, chưa sát thực với đặc điểm của từng huyện, từng xã và đặc biệt là với văn hóa, tâm lí của từng thành phần dân tộc. Bên cạnh đó có một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, bở nhiệm… CB, CC chưa thực sự gắn kết với công tác quy hoạch và yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn của các địa phương vùng dân tộc - miền núi. Thực tế là đội ngũ CB, CC người DTTS được bồi dưỡng chủ yếu qua các lớp ngắn ngày nhằm đáp ứng đủ các yêu cầu về chứng chỉ để bảo đảm tuyển dụng, vị trí việc làm, thi ngạch, chuyển ngạch mà chưa xuất phát từ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm đủ năng lực làm việc. Việc quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng dài hạn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp quản lý chưa được quan tâm đúng mức, chưa chủ động về nguồn cán bộ, chưa bố trí hợp lý về cơ cấu dân tộc, cán bộ nữ. Công tác tuyển dụng, bố trí tỷ lệ CB, CC người DTTS chưa hợp lý, còn lệch cơ cấu dân tộc thiểu số hiện có tại tỉnh Cao Bằng.

- Cơng tác tun truyền, phở biến chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển CB, CC và công tác theo dõi, kiểm tra, đơn đốc việc triển khai thực hiện chính sách có lúc, có nơi cịn hình thức, qua loa. Nhiều khi chính đội ngũ làm cơng tác tun truyền, phở biến, kiểm tra, theo dõi... nhất là ở cấp huyện, xã, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa cịn khơng nắm được nội dung của chính sách phát triển CB,CC người DTTS, do đó, rất khó để tuyên truyền, vận động cũng như tham gia thực hiện chính sách đào. Cùng với đó việc tởng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB,CC chưa rõ nét, không đạt chất lượng. Một bộ phận cán bộ, công chức là người

dân tộc thiểu số khi triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao còn chậm, chưa chủ động trong việc thực thi nhiệm vụ, chưa làm hết trách nhiệm, ỷ lại vào cấp trên, vẫn cịn tình trạng đơn đốc mới triển khai thực hiện, công tác tham mưu cho lãnh đạo cấp trên còn kém, hiệu quả chưa cao, việc chỉ đạo phối hợp giữa các cấp, các bộ phận chưa chặt chẽ.

- Trình độ và nhận thức của đội ngũ CB,CC thực hiện chính sách dân tộc nói chung, chính sách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, tuyển dụng cho CB,CC người DTTS nắm bắt đầy đủ, hiểu sâu về chính sách cịn hạn chế nên điều đó dẫn đến việc thực hiện chính sách cịn chưa cao. Số lượng CB,

CC, VC thực hiện và chịu trách nhiệm tham mưu thực hiện các nội dung của chính sách dân tộc, chính sách dân tộc... cịn mỏng và thiếu, nhất là thiếu các kiến thức về dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, vì vậy việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc triển khai các dự án lớn cho đồng bào DTTS dẫn đến chất lượng đạt thấp. Đồng thời, đối với cấp xã, người trực tiếp được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách dân tộc nói chung và chính sách cán bộ nói riêng thường khơng phải chuyên trách cấp xã thực hiện (người phụ trách thực hiện công tác nội vụ, thi đua, tôn giáo, dân tộc), chế độ phụ cấp lại quá ít ỏi, chỉ được 1.0 % lương tối thiểu, trong khi công việc thực hiện tại địa phương quá nhiều, nhất là những nơi có đơng đồng bào DTTS với nhiều thành phần dân tộc khác nhau, cư trú ở những nới cao, xa, đi lại khó khăn, hiểm trở nên q trình thực hiện thường chậm so với thời gian quy định... khiến ảnh hưởng đến thực hiện chính sách.

- Đội ngũ CB, CC là người DTTS đa phần đều có trách nhiệm với cơng việc, có phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn cịn một số ít yếu kém về phẩm chất, đạo đức, chưa gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Chương trình, nội dung tài liệu phụ vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ dù được các cấp quan tâm chỉ đạo đổi mới, biên soạn các tài liệu theo ngạch, chức danh, yêu cầu từng vị trí việc làm,..., nhưng chậm được đởi mới, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực tiễn, thiếu kiến thức về tri thức dân gian gắn với thực tiễn phát triển khoa học kĩ thuât hiện nay, phát triển bền vững về kinh tế và xã hội, về nhân học và phát triển du lịch gắn với môi trường.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, tập huấn còn thiếu thốn, chưa đầy đủ nhất ở các cấp xã, thôn, bản. Chất lượng đội ngũ giảng viên nằm ở mức khá, chưa kịp thời cập nhập về các chính sách mới, các văn bản mới và kiếnthức thực tế, phong tục tập quán, văn hóa, tâm lý dân tộc để giảng dạy phù hợp cho từng nhóm đối tượng học viên, mức hỗ trợ khi tham gia hoạt động giảng dạy còn thấp. Bên cạnh đó các CB, CC được tham gia vào các kế hoạch, chương trình, đào tạo, bồi dưỡng để phát triển còn chưa chú trọng đến việc học tập, nghiên cứu do bị chi phối bởi nhiều vấn đề hồn cảnh kinh tế gia đình, hay vừa lao động sản xuất vừa giải quyết các công việc hằng ngày cho tổ chức, công dân tại cơ quan, đơn vị nên ảnh hưởng đến việc học tập, do đó kết quả học tập khơng cao... vì thế vẫn cịn tình trạng có CB, CC là người DTTS khi được sử dụng, bố trí, sắp xếp cơng việc hoặc bổ nhiệm, mặc dù đủ điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, nhưng kĩ năng và cách thức làm

việc chưa đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm..

Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, chưa đạt mục tiêu, tỷ lệ bố trí dân tộc thiểu số là nguyên nhân sau:

- Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của UBTV Quốc Hội, Nghị quyết của Chính phủ, tỉnh Cao Bằng tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, do đó từ năm 2018 đến nay tỉnh Cao Bằng tạm dừng cơng tác tuyển dụng cơng chức viên chức do đó đã ảnh hưởng tới cơng tác tuyển dụng, bố trí người DTTS vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị.

- Quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người DTTS chưa thật sự phù hợp với tỉnh Cao Bằng, do tỉnh Cao Bằng hiện có trên 94% là người DTTS, nếu thực hiện theo quy định thì có khoảng 95% thí sinh dự thi được cộng điểm rất hình thức, cào bằng, khó thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển dụng đối với các thí sinh là DTTS ít người (Mơng, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô...). Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đang cần tăng tỷ lệ người Mông, Dao, Sán chỉ, Lô Lô..., tham gia vào hệ thống chính trị các cấp.

Thứ hai, Nguồn cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiếu số ít người rất ít, thâm trí

khơng có nguồn tuyển dụng, do đó việc bố trí gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ ba, Nội dung và phương pháp đào tạo cho cán bộ dân tộc còn nhiều điểm chưa phù hợp,

vừa thừa, vừa thiếu và áp dụng một cách đại trà cho tất cả các vùng, chưa có sự phân định giữa vùng thấp, vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới… mang sắc thái riêng của tỉnh Cao Bằng. Nội dung đào tạo mặc dù đã có nhiều cố gắng cải tiếnnhưng vẫn cịn thiên về những phần lý luận chung, những vấn đề về đường lối, nguyên lý, nguyên tắc mà thiếu đi những nội dung cụ thể về kinh tế, xã hội, lịch sử, địa kinh tế địa phương, các nội dung về quản trị, kỹ trị hành chính, phương pháp phát triển tư duy, tổ chức phát triển cộng đồng, quản lý phát triển tổng hợp, các kỹ năng quản lý xã hội và xử lý rủi ro... là những nội dung cơ bản trong quản lý kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay. Về phương pháp, phần lớn sử dụng hình thức thuyết giảng, mà ít có sự trao đởi, đối thoại, làm việc nhóm thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể và phát triển tư duy... đã tạo nên sự thụ động đối với người học, làm giảm hiệu quả đào tạo.

Thứ tư, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và chậm đổi mới, chế tài chưa chặt chẽ và nghiêm

minh, chưa đáp ứng u cầu địi hỏi của cơng việc hiện tại, yêu cầu của quá trình hội nhập và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ năm, cơng tác quy hoạch CB, CC là người DTTS được coi là quan trọng và cần thiết, nhưng

làm chỉ là hình thức, chưa coi đây là việc làm thường xuyên, trực tiếp và là trách nhiệm của mình. Khi lựa chọn CB, CC là người DTTS kế cận chưa đi sâu nghiên cứu phát hiện những năng khiếu, sở trường để đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp, chưa xem xét đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kịp thời danh sách cán bộ dự bị, chưa dựa vào chức danh quy hoạch để xác định con người. Tỷ lệ CB, CC là người dân tộc thiểu số được đề bạt từ nguồn quy hoạch thấp.

Tiểu kết chương

Là tỉnh vùng cao biên giới, tỷ lệ người DTTS chiếm trên 95% dân số tồn tỉnh do đó nguồn nhân lực chủ yếu là người DTTS. Đội ngũ CB, CC là người DTTS của tỉnh Cao Bằng có vai trị quan trọng trong việc góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển chung của tồn tỉnh, cụ thể: CB, CC người DTTS góp phần xây dựng và trực tiếp tổ chức cho nhân dân, nhất là đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở vùng DTTS; Công tác sử dụng, quản lý và phát triển đội ngũ CB, CC người DTTS luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, cụ thể Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành triển khai nhiều chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như công tác xây dựng đội ngũ CB, CC là người DTTS; Thực trạng nguồn nhân lực là người DTTS trên địa bàn tỉnh hiện nay khá chất lượng trong đó cơ bản đầy đủ các ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng CB, CC nói chung khá rõ ràng, đầy đủ, tạo cơ sở thuận lợi áp dụng chung cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ CB, CC người DTTS.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã từng bước được thực hiện theo hướng cụ thể, thực tế hơn, góp phần chuẩn hóa theo vị trí chức danh và từng bước nâng cao năng lực, trình độ cho CB, CC. Các đơn vị đã từng bước bám sát vị trí quy hoạch hoặc theo chức danh đảm nhiệm để cử CB, CC đi đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, CB, CCtừng bước được nâng cao về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm.

Nhìn chung cơng tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng và bố trí cán bộ người DTTS ln được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan và công khai. Đội ngũ CB, CC người DTTS trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, cơ chế ưu tiên, tạo động lực đã khuyến khích người có trình độ, năng lực phấn đấu, góp phần đởi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS.

Đội ngũ cán bộ là người DTTS đã dần khẳng định vai trị nịng cốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội vùngdân tộc thiểu số và miền núi

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w