Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 30)

Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam. Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đường Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đường Quốc lộ 4A. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài trên 333 km.

Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.703,42 km2 là cao nguyên đá vơi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có hai dịng sơng lớn là sơng Gâm ở phía Tây và sơng Bằng ở vùng trung tâm và phía đơng của tỉnh, ngồi ra cịn có một số con sơng khác như sơng Qy Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sơng Năng, sơng Neo (cịn gọi là sơng Hiến). Với điều kiện tự nhiên của hệ thống các dịng sơng đã tạo ra cho tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho sử dụng và phát triển thủy điện.

Cao Bằng có hệ thống núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích tồn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đơng có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng 533.384,7 ha, chiếm 79,56% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng như giá trị nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học đã phát hiện được 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam là loại động vật cấm săn bắt có trong hệ thống rừng ở tỉnh Cao Bằng.

Cao Bằng cũng là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba cửa khẩu chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch. Hiện nay, Đảng và Chính quyền tỉnh Cao Bằng đã và đang khai thác các tiềm năng tự nhiên và danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch, trong đó có hệ thống Cơng viên địa chất non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.275 km2 gồm 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, QuảngUyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích của 3 huyện Hịa An, Ngun Bình và Thạch An. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu địa chất, Công viên địa chất non nước Cao Bằng là nơi minh chứng cho lịch sử phát triển địa chất phức tạp kéo dài lên đến hơn 500 triệu năm. Ngồi ra, tỉnh Cao Bằng cịn có một số danh lam thắng cảnh có giá trị văn hóa, lịch sử và di tích cách mạng như Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, Hang Pác Bó…

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w