Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 31 - 34)

- Kinh tế: Ngoài những nét đặc điểm chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung thì các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng có một số nét đặc điểm riêng biệt, được thể hiện qua phương thức canh tác, lối sống, tập quán, tín ngưỡng, luật tục. Những điều ấy thể hiện thế giới vật chất và tinh thần của người dân vùng cao, được đúc kết từ khả năng thích nghi, qua những biến đổi và kinh nghiệm thực tế cuộc sống.

Trong số các dân tộc sinh sống ở Cao Bằng có 4 dân tộc sống tập chung chủ yếu ở vùng cao là Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chay; dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Kinh sinh sống tập trung ở ven các triền sông, các thung lũng thuộc triền núi thấp. Địa vực cư trú của các dân tộc nơi đây ảnh hưởng và chi phối đến đời sống kinh tế, văn hóa của họ.

Do trình độ phát triển khơng đồng đều nên loại hình kinh tế ở các dân tộc có sự khác nhau. Nếu như các dân tộc Tày, Nùng, Hoa… tương đối phát triển, họ biết làm lúa nước từ lâu đời, cải tạo ruộng bậc thang để gieo trồng lúa nước, lúa nương thì các dân tộc ít người như Mơng, Lơ Lơ chủ yếu là canh tác nương rẫy dựa vàothiên nhiên và theo phương thức chặt, đốt, chọc, trỉa. Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng có sự khác biệt trong văn hóa sản xuất, văn hóa sinh kế. Các dân tộc phân bố ở ven sơng, triền núi thấp thì chủ yếu là trồng trọt và chăn ni, ruộng đồng bằng phẳng, sản phẩm là lúa, ngơ, gà vịt, lợn, trâu bị...; cịn dân tộc phân bố ở vùng cao thì canh tác chủ yếu trên các nương rẫy, ruộng cũng có nhưng rất ít, sản phẩm trên nương rẫy là các loại cây lương thực và thực phẩm thiết yếu hàng ngày. Hình thức canh tác của các dân tộc đã tạo ra sự khác biệt trong đời sống kinh tế của mỗi dân tộc, vì thế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phần lớn các hộ nghèo và cận nghèo thường rơi vào các dân tộc như Mông, Dao, Lô Lô…

Theo Báo cáo UBND tỉnh Cao Bằng năm 2020 cho thấy, kinh tế của tỉnh trong những năm qua tiếp tục ổn định và phát triển, thu nhập bình quân đầu người trên khoảng 33,8 triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt trên 3.865,9 tỷ đồng, chiếm 21,57% tỷ trọng. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 9562,6 tỷ đồng, chiếm 53,36% trong tởng giá trị ngành sản xuất, trong đó về phát triển dịch vụ du lịch, tỉnh Cao Bằng đã tận dụng thế mạnh do thiên nhiên ưu đã để phát triển dịch vụ du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, nhờ đó trong những năm qua tỉnh Cao Bằng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và nước ngồi, bình qn đón từ 395.668 lượt khách/năm. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng khá, đạt trên .3839,4tỷ đồng, chiếm 21,42% trong tổng giá trị sản các ngành sản xuất chủ yếu.

Mặt khác, cùng với việc tập trung chỉ đạo triển khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nên kể từ khi Đảng và Nhà nước ta

thực hiện công cuộc đởi mới tồn diện đất nước đến nay, đặc biệt trong nhiều năm qua Đảng ủy và chính quyền các cấp của tỉnh Cao Bằng đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời trong việc thực hiện công tác giảm nghèo từ thôn bản đến xã, huyện, tỉnh thơng qua chương trình 30a (các chính sách hỗ trợ, điển hình như: đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mơ hình giảm nghèo; hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi .v.v..). UBND tỉnh Cao Bằng đã huy động được nhiều nguồn vốn đa dạng, nhất là nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, chính quyền các cấp đãtích cực phát triển sản xuất, nhất là dựa vào lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên thuận lợi ở từng xã, từng thôn để tập trung phát triển các loại cây ăn quả, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, như: trồng cây hạt dẻ ở huyện Trùng Khánh, cây lê ở huyện Thạch An, cây Thanh Long ở huyện Nguyên Bình; đồng thời kêu gọi các hợp tác xã, các công ty dược liên kết sản xuất, tạo thành chuỗi liên kết, mở ra một hướng đi cụ thể để ổn định cuộc sống. Nhờ đó đời sống kinh tế của người dân tỉnh Cao Bằng đã nâng lên rõ rệt, giúp hàng nghìn hộ dân có thu nhập ởn định, giúp người dân giảm nghèo, có ý thức vươn lên làm giàu. Từ năm 2015 đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh Cao Bằng giảm từ 42,53.% (năm 2015) xuống 26,07%.

Ở vùng cao biên giới tỉnh Cao Bằng, Chợ là nơi để trao đởi hàng hố của đồng bào các dân tộc, bà con đến chợ chủ yếu là mua sắm những vật dụng, hàng hoá cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, ngoài ra phiên chợ vùng cao còn là nơi để gặp gỡ, giao lưu, thăm hỏi, học tập kĩ thuật phát triển, sản xuất.

Tuy vậy, nền kinh tế của các xã, huyện của tỉnh Cao Bằng đang cịn phở biến có quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Phần lớn các DTTS cùng có trình độ dân trí thấp và kỹ thuật chủ yếu là thủ công, lao động giản đơn và ảnh hưởng bởi tập quán sản xuất trong sản xuất nông nghiệp. Chưa có nhiều mơ hình trang trại áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào trong sản xuất; quy mô sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng cịn nhỏ; chương trình phát triển dịch vụ du lịch chưa gắn kết với phát triển bền vững, các ngành dịch vụ phụ trợ cho du lịch (hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, dịch vụ khác) phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng.

- Văn hóa: Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng có một đời sống văn hóa vơ cùng phong phú và đa dạng, đang góp phần xây dựng nền văn hóa các dân tộc Việt Nam phong phú và đa dạng. Bên cạnh những đặc điểm thống nhất chung, mỗi dân tộc có những sắc thái văn hóa mang tính đặc trưng riêng. Chẳng hạn như:

+ Dân tộc Tày: được biết đến với một nền văn hóa dân gian phong phú phong slư, lượn, tục ngữ, ca dao... Người Tày nói chung, người Tày ở Cao Bằng nói riêng có nhiều lễ hội lớn như: Lễ hội Lồng tồng, lễ hội Nàng Hai, lễ hội rước đất, rước nước… được nhiều dân tộc và du khách trong nước và quốc tế biết đến. Đờisống tơn giáo, tín ngưỡng của người Tày chịu nhiều ảnh hưởng của Đạo Giáo, Nho giáo. Với người Tày, nghi lễ thờ cúng tổ tiên là nghi lễ tôn giáo quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó cịn thờ Thở Cơng, Vua bếp, Bà Mụ. Nhà cửa là nhà sàn, nhà đất, một số vùng giáp biên giới có loại nhà phịng thủ, với kiến trúc mỗi dạng nhà gồm nhiều kiểu khác nhau. Nét độc đáo trong

trạng phục người Tày là sắc chàm.

+ Người Nùng: Món ăn độc đáo và được coi là sang trọng là món "Khau nhục", có mặt ở hầu hết các nghi lễ thờ cúng của người Nùng. Cũng giống như người Tày, trong tín ngưỡng tơn giáo của họ cũng chịu ảnh hưởng của Đạo giáo, Nho giáo, người Nùng thờ cúng tổ tiên là chính, ngồi ra mỗi nhà cịn thờ Bà Mụ (Thần bảo vệ trẻ em), Mẹ Cửu (Thần trơng nhà)… Các hoạt động văn hóa cộng đồng phải trải qua nhiều nghi lễ mang đậm sắc thái văn hóa đặc trưng riêng. Nhà sàn là kiểu nhà truyền thống, ngồi ra cịn có nhà nửa sàn, nửa đất. Trang phục của người Nùng phong phú được chia thành các loại hình y phục, trang phục dành cho đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ, thầy tào, thầy cúng, trang phục ngày thường, trang phục lễ hội, trang phục trong đám ma, đám cưới, trang phục trong thực hành nghi lễ…..

- Người Dao: Trong văn hóa của người Dao, có rất nhiều phong tục, tập quán, nghi lễ quan trọng và có sự khác biệt với các dân tộc khác, được thể hiện qua nghi lễ đám cưới, lễ mừng thọ, nghi lễ tang ma, lễ cấp sắc... Là một tộc người có nhiều nhóm địa phương khác nhau (theo thống kê của các nhà khoa học, người Dao có 9 nhóm như Dao Thanh Y, Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Tiền, Dao Áo Dài, Dao Thanh Phán….., trong đó ở Cao Bằng chủ yếu là nhóm Dao Đỏ, Dao Tiền cư trú chủ yếu ở huyện Ngun Bình, Thơng Nơng) nên trong văn hóa của họ bên cạnh sự tương đồng song vẫn có sự khác biệt thể hiện qua trang phục, qua thực hành nghi lễ trong gia đình và cộng đồng. Cũng như nhiều dân tộc khác đối với người Dao hướng nhà là một yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý của các thành viên sống trong gia đình. Người Dao có tín ngưỡng đa thần và mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng chịu sự chi phối của những tín ngưỡng đó, người Dao quan niệm rằng nơi cư trú bao giờ cũng có một vị thần cai quản mà cả làng phải có trách nhiệm thực hiện những nghi thức cầu cúng và kiêng kỵ nhất định.

+ Người Mông: Cũng như các dân tộc Dao, người Mơng có nhiều nhóm khác nhau với những sắc thái văn hóa khác nhau theo từng nhóm và từng vùng.

Hiện nay người Mông sống ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, bao gồm nhóm Mơng Hoa, Mơng Xanh, Mơng Đen, Mông Trắng. Ở Cao Bằng chủ yếu là người Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Đen sinh sống rải rác ở các huyện Thơng Nơng, Hà Quảng, Hịa An, Ngun Bình. Điểm nhận biết sự khác nhau của người Mông được thể hiện qua trang phục và các nghi lễ truyền thống, đặc biệt là sự nhận biết dễ nhận thấy nhất là tín ngưỡng thờ cúng của dịng họ và bàn thờ tở tiên của từng dịng họ. Làng người Mông thường thờ thổ công, nơi thờ là một gốc cây to hoặc cạnh một tảng đá lớn, nhưng không làm miếu thờ mà chỉ thắp hương vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4 tết, khi có đám ma, đám cưới trong làng. Người Mơng có nhiều lễ hội mang đặc trưng riêng như Lễ hội Gầu tào, Người Mơng có tập quán cư trú du canh du cư, với cây ngô là lương thực chủ đạo. Ẩm thực của người Mơng nởi tiếng với món thắng cố và mèn mén. Trang phục của người Mông chủ yếu được dệt và may bằng vải lanh, tuy nhiên hiện nay, người Mông phần đa sử dụng các loại trang phục làm bằng vải công nghiệp, mua từ bên kia biên giới Trung Quốc.

và Lô Lô đen sinh sống ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Trang phục của người Lô Lô Đen ở Cao Bằng khác với người Lô Lô Hoa, phụ nữ đa phần mặc áo cổ vuông chui đầu, có các mảng hoa văn hình chim vịng quanh thân áo. Hình thức hơn nhân là một vợ một chồng. Mỗi bản Lơ Lơ đều có một khu rừng cấm, nơi trú ngụ của thở cơng vì thế họ kiêng chặt cây, đốt rừng ở đây, hàng năm đồng bào làm lễ cúng thổ công cầu cho mùa màng tốt tươi, chuột bọ không phá hại, cúng xong họ nghỉ làm việc trong ba ngày. Một trong những điểm nhấn trong văn hóa của người Lơ Lơ là bộ trống đồng cổ, được coi là một báu vật thiêng liêng của tổ tiên, cha ông truyền lại cho các thế hệ con cháu, được dân tộc này sử dụng vào các dịp cúng thổ thần, tổ tiên và trong đám tang.

+ Người Sán Chỉ: Nét văn hóa phở biến là sình ca, lối hát giao dun. Ngơi nhà người Sán chỉ nhà sàn giống nhà của người Tày cùng địa phương, trong nhà có rất nhiều bàn thờ (thờ cúng tở tiên, Ngọc Hồng, Phật Nam Hoa, Táo quân).

- Người Hoa: Nởi bật trong tín ngưỡng dân gian là thờ cúng tở tiên, gia tộc, dịng họ, thờ các vị thần phù hộ (thần Bếp, Thổ địa, thần tài...) và một số vị thánh, bồ tát. Người Hoa đi theo đạo Nho, đạo Phật. Tục lệ ma chay phải tuân thủ nghiêm ngặt từ báo tang cho đến lễ đoạn tang. Nhà cở truyền của người Hoa có những đặctrưng mang dấu ấn của người phương Bắc rất rõ. Hiện nay, trang phục cở truyền của họ chỉ cịn thấy ở một số người có t̉i trong các nghi lễ cưới xin, tang ma.

Ngày nay, cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nhiều đởi mới, có sự đan xen giữa các thành phần dân tộc; đường làng, thơn xóm được bê tơng hóa. Phong trào xây dựng thơn văn hóa, gia đình văn hóa được quan tâm chỉ đạo, số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa: 84,990 hộ chiếm tỷ lệ 85%. Số thơn đạt danh hiệu thơn văn hóa 805 thơn chiếm tỷ lệ 55%, đạt 100%. Các thiết chế văn hóa được chính quyền địa phương tỉnh Cao Bằng quan tâm đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS được tập trung khôi phục, sưu tầm. Hiện hát then của người Tày, Nùng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

- Xã hội: Số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã là 161/161 xã, chiếm 100%; Tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình 161/161 xã, chiếm 100%; 100% các xã có trạm y tế xã; 100% các trường tiểu học, THCS, THPT có đủ thiết bị dạy học tối thiểu. Cụ thể mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, cả tỉnh có 15 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 02 cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh13 cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện; cùng với các chương trình y tế quốc gia, Dân số-Kế hoạch hóa gia đình được triển khai đồng bộ, công tác khám và điều trị bệnh được chú trọng duy trì; tuy vậy, đội ngũ bác sĩ tuyến xã cịn mỏng, chất lượng khám và điều trị chưa đáp ứng được yêu cầu. Về giáo dục, hiện tỉnh Cao Bằng có 538 trường (180 trường Mầm non; 129 trường Tiểu học; 197 trường Trung học cơ sở; 30 trường Trung học Phổ thông, 02 trường Cao đẳng và dạy nghề), đã hồn thành chương trình phở cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS đạt 100%; đang tập trung các điều kiện để duy trì chất lượng giáo dục, hoạt động của các loại hình trường nội trú, bán trú. Tuy vậy, việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia chưa đạt theo lộ trình; tình trạng học sinh bỏ học hoặc khơng chun cần đi học cịn xảy ra. Tình trạng tảo hơn vẫn cịn xảy ra ở vùng đồng bào DTTS dân số ít và cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng . (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w