Quảng Nam trong chiến lược xây dựng phát triển của chúa Nguyễn Hoàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 27 - 33)

HOÀNG ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM (1570 1613)

2.1. Quảng Nam trong chiến lược xây dựng phát triển của chúa Nguyễn Hoàng

2.1. Quảng Nam trong chiến lược xây dựng phát triển của chúa Nguyễn Hoàng Hoàng

Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh cùng với những rối ren chính trị ở Bắc Hà đã tạo nên một biến động lớn đưa Nguyễn Hồng vào vùng “ơ châu ác địa” nhận nhiệm vụ trấn giữ đất Thuận Hóa (1558) và sau đó được kiêm ln Quảng Nam (1570). Lời sấm Trạng Trình vang lên“Hồnh Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” như một lời gợi ý dẫn dắt, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để chúa Nguyễn Hoàng quyết ra đi với những bước đi chắc chắn vào vùng đất mới. Thời gian đầu chúa Nguyễn Hồng vẫn thần phục họ Trịnh, ln hồn thành trách nhiệm của một bậc cơng thần tận trung. Về sau, chính thức từ năm 1600, chúa Nguyễn Hồng mới thực sự tách khỏi chính quyền Đàng Ngoài để thực hiện ý đồ hùng cứ một phương. Sự lựa chọn vùng đất, cách đi, hướng phát triển để đảm bảo tồn tại vững bền đặt ra với chúa Nguyễn Hoàng ngay từ những ngày đầu nhậm chức trấn thủ. Tuy nhiên, lựa chọn là quyết định mang tính định hướng đầu tiên còn vạch ra chiến lược xây dựng phát triển mới là yếu tố xuyên suốt. Để có được chiến lược hiệu quả thì ln cần phải có tầm nhìn chiến lược vượt thời gian, xuyên không gian đồng thời phải gắn liền với thực tế. Khi nhận trấn thủ Quảng Nam, chúa Nguyễn Hồng ln trăn trở suy nghĩ chiến lược thích hợp cho vùng đất rộng lớn mới này. Thực tế cho thấy “Chiến thắng không bao giờ dễ dàng xác định với

Nguyễn Hồng…và cuối cùng ơng (chúa Nguyễn Hồng) đã có một sự lựa chọn mang tính quyết định mà khi nhìn lại, nó dường như rất tự nhiên trong sự tình cờ của lịch sử. Trên thực tế ông đã quyết định quay lưng lại với thế giới nơi ông được lên và cũng là

nơi ơng tiến hành tham vọng của mình suốt hơn thế kỷ. Có khả năng bởi rằng một thế

giới mới đang vẫy gọi, một thế giới chưa được định hình đã được an bài trở thành nơi

người Việt Nam tìm thấy sự giải thốt khỏi những địi hỏi truyền thống” [54,tr.94].

Để có chiến lược xây dựng, phát triển vùng đất Quảng Nam, chúa Nguyễn Hồng đã đưa tầm nhìn chiến lược vượt qua khỏi núi Hải Vân giăng cao mây trời để

vươn tới vùng đất giàu tiềm năng. Thường thì chúng ta hiểu tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn có thể đạt được trong tương lai, tầm nhìn khơng chỉ là một lời tuyên bố hay lời nói đơn giản mà nó cịn nhiều hơn thế. Tầm nhìn cịn có thể được hiểu chính là ước mơ, khát vọng của bản thân về hình ảnh vùng đất tương lai mình mới xây dựng. Cịn chiến lược là kế hoạch quy mơ lớn để theo đó để biến giấc mơ phản ánh qua tầm nhìn thành hiện thực. Có được tầm nhìn mang tính chiến lược thường phải trải qua cả quá trình. Đầu tiên là quá trình khẳng định, phát triển hướng đi thể hiện qua thu thập thông tin, hiểu biết khái quát về vùng đất, có cái nhìn bao qt mang tính chiến lược về vùng đất về con người, nhìn được cái mà người khác khơng nhìn thấy hay chưa kịp nhìn thấy được. Tiếp theo là quá trình phát triển ý tưởng nung nấu thường thì bằng hành động dám nghĩ, dám làm bằng việc thay đổi cách làm, cách nghĩ cũ. Và cuối cùng là kéo mọi người liên quan về cùng một hướng làm cho mọi người hiểu rõ hơn về tầm nhìn chiến lược của mình, truyền đạt hiệu quả tầm nhìn, gây dựng niềm tin. Tầm nhìn chiến lược hiệu quả có vai trị quan trọng đối với sự phát triển lâu bền của mỗi vùng đất, nó sẽ là yếu tố tích cực chủ động ảnh hưởng tới sự phát triển của vùng đất bên cạnh những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động. Chiến lược xây dựng phát triển Quảng Nam của chúa Nguyễn Hoàng cũng là cả một quá trình, từ những hiểu biết, những ấn tượng về vùng đất dẫn đến hành động đi thị sát và cho ra đời hàng loạt quyết định quan trọng, trước khi lâm chung chúa Nguyễn Hồng cịn dặn dị khẳng định lại lần nữa cho thế hệ sau tiếp nối.

Ngoài 30 tuổi, chúa Nguyễn Hoàng thể hiện là một người có tầm nhìn chiến lược dày dặn. Chúa hiểu những thách thức đặt ra với mình ở phía trước là khơng nhỏ. Ở đó - vùng đất Quảng Nam vốn có truyền thống lịch sử văn hóa riêng biệt, là nơi hội tụ nhiều lớp người với nhiều thành phần xã hội hết sức phức tạp. Chính chúa Nguyễn Hồng cũng như các Chúa kế nghiệp sau này đều hiểu rõ rằng “đất Đàng Trong vẫn là

đất của những trung tâm văn hóa có quá khứ huy hoàng” [31,tr.19]. Chúa đã từng được tham gia, chứng kiến và hiểu rõ những cuộc xung đột quân sự, chính trị quyết liệt nhằm giành lại quốc thống cho nhà Lê, những rối ren đối phó với nhà Mạc, thấy được tình cảnh “vua Lê chúa Trịnh” đặc biệt trong lịch sử, Chúa hiểu rõ truyền thống văn hóa chính trị xứ Bắc, sức mạnh cùng những nhược điểm căn bản của thể chế quan liêu

Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Với hồn cảnh của chúa Nguyễn Hồng lúc đó “muốn dựng

nghiệp lớn…cần phải tạo một cơ sở gây thế ỷ dốc cho thượng đơ và cho cả chính dinh, nhằm có đủ mọi khả năng lực lượng chặn đứng mọi cuộc tấn cơng của qn Trịnh từ phía Bắc tràn xuống và mặt khác phải tạo được một bàn đạp để bành trướng thế lực, mở rộng bờ cõi về phía Nam” [14,tr.225]. Khơng phải khi đến với Quảng Nam Nguyễn

Hồng mới thể hiện cái nhìn chiến lược mà điều đó được thể hiện ngay từ những ngày đầu khi ông lựa chọn đất Thuận Hóa, khi Chúa Tiên cố gắng chạm vào đất Quảng Nam, cho đến khi Quảng Nam thuộc về mình thì cái nhìn chiến lược càng bộc lộ rõ, thúc giục Chúa bắt tay vào tạo sự thay đổi mới tích cực cho vùng đất.

Năm 1570, chúa Nguyễn Hoàng được vua Lê - chúa Trịnh giao cho kiêm lãnh trấn thủ xứ Quảng Nam thay cho tổng binh Nguyễn Bá Quýnh đổi ra Nghệ An làm trấn thủ. Nghĩa là sau 12 năm làm trấn thủ Thuận Hóa chúa Nguyễn Hoàng mới chạm quyền lực được tới đất Quảng Nam. Khi chúa Nguyễn Hoàng được giao trấn thủ Thuận Hóa thì Bùi Tá Hán đang làm trấn thủ Quảng Nam và sau đó là Nguyễn Bá Quýnh. Có lẽ chính quyền Lê - Trịnh đã sắp đặt cho hai thế lực ở Thuận Hóa và Quảng Nam vừa giúp đỡ vừa tự đè nén, kiềm chế nhau mà như chúa Trịnh Kiểm đã nói khi cho chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa là nhằm “gây thế ỷ dốc với Trấn Quận Công

Bùi Tá Hán ở Quảng Nam”. Thời gian trấn thủ ở Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hồng đã

thể hiện cho chính quyền Lê - Trịnh thấy tài năng gây dựng ở vùng đất mới và thể hiện thái độ ân cần, mật thiết đúng mực của một bề tôi trung thành khiến cho vua Lê chúa Trịnh tin tưởng và giao cho trấn thủ cả Quảng Nam với dinh quân hiệu “Dinh Hùng

Trấn”. Đây thật sự là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược bởi khi có thêm Quảng Nam

khơng chỉ có danh nghĩa chính thức để mở rộng hơn nữa ảnh hưởng về phía Nam mà cịn tạo thêm được thế phịng thủ có chiều sâu cho một chủ trương chiến lược lâu dài. Với sự kiện này chúa Nguyễn bước vào “một thế giới của tự do lựa chọn và có cơ hội

để chọn lọc” [54,tr.121], bắt đầu làm chủ được một trung tâm kinh tế quan trọng nhất

miền Trung với một không gian đồng bằng tương đối rộng lớn, một vùng đất tài nguyên phong phú và một cảng biển giàu tiềm năng vốn từng nổi tiếng quốc tế thời kỳ Champa ở vùng cửa sông Thu Bồn. Và cũng chính là cơ hội để chúa Nguyễn Hồng hoạch định rạch rịi chính sách xây dựng vùng đất mới của mình. Quảng Nam cùng với

Thuận Hóa có vai trị, vị trí quan trọng, đây chính là bức phên giậu che chắn bảo vệ phía Nam Thanh Hóa, Nghệ An và hậu phương vững chắc của chính quyền Lê - Trịnh. Nơi đây có vị trí chiến lược chốn đầu sóng ngọn gió, nơi tiếp nhận và nhào nặn lại các luồng văn hóa để làm giàu thêm vốn văn hóa dân tộc, nguồn cung cấp nhân tài, vật lực, trạm trung chuyển và là bàn đạp vững chắc cho công cuộc Nam tiến. Trước đó vào thời Lê sơ Quảng Nam từng được xem là đất trọng trấn. Trong dư địa chí, Nguyễn Trãi gọi là phên giậu thứ năm của Đại Việt. Cho đến cả giai đoạn dài sau vào thời vua Gia Long ý nghĩa chiến lược đó khơng giảm đi, Quảng Nam được đánh giá là “chân tay” là tiền đồn của kinh đơ Phú Xn. Chúa Nguyễn Hồng có ấn tượng “Quảng Nam đất tốt dân

đông, sản vật giàu có, số thuế nộp vào nhiều hơn Thuận Hóa mà số quân thì bằng quá

nửa” cho nên“chúa thường để ý kinh dinh đất này” [51,tr.42]. Và cuối cùng Chúa đã tự mình bộ hành để xem xét địa thế. Khi đi dạo chơi núi Hải Vân thấy một dải núi cao giăng dài mấy trăm dặm nằm ngang đến bờ biển, Chúa khen rằng: “Chỗ này là đất yết

hầu của miền Thuận - Quảng”. Sau lời nhận xét chắc nịch đó Chúa “liền vượt qua núi xem xét hình thế, dựng dinh trấn ở xã Cần Húc (huyện Duy Xuyên), xây kho tàng chứa

lương thực, sai hoàng tử thứ sáu trấn giữ” [51,tr.43]. Có thể nói chuyến đi vượt đèo

Hải Vân của chúa Nguyễn Hoàng không chỉ là cuộc dạo chơi thưởng ngoạn cảnh đẹp núi sơng hùng vĩ đơn thuần mà chính xác hơn là chuyến đi thị sát quan trọng vùng đất Quảng Nam nhằm vạch kế hoạch quản lý và phát huy tiềm năng của vùng đất giàu có và đơng dân này để thực hiện quyết tâm “rạch đôi sơn hà” nung nấu đã bao lâu nay. Bằng chứng là khi vượt qua đèo Hải Vân vào tận phủ Thăng Hoa để khảo sát thực tế chúa Nguyễn Hoàng đưa ra hàng loạt quyết định quan trọng như: thiết lập dinh trấn tại Cần Húc (sau dời về Thanh Chiêm), xây dựng hệ thống kho tàng tích trữ lương thực. Tiến hành cải đặt và đổi tên một số đơn vị hành chính trong đó có việc tách huyện Điện Bàn ra khỏi phủ Triệu Phong, cử con trai Nguyễn Phúc Nguyên - người con trai có năng lực nhất thay ơng làm trấn thủ Quảng Nam. Điều này bộc lộ cái nhìn quan trọng của ông đối với Quảng Nam. Đồng thời định lệ lấy dinh trấn Thanh Chiêm làm nơi thực tập thí điểm của các Chúa tương lai. Việc thiết lập dinh trấn Thanh Chiêm thể hiện rõ nét cái nhìn chiến lược của Chúa về vùng đất. Địa bàn Chúa chọn để lập dinh là vị trí hết sức lí tưởng, nằm trên bờ một con sông lớn nối với biển Đơng theo chiều Tây

- Đơng, lại nằm chính giữa trục giao thông quan trọng Nam - Bắc, dựa vững chãi vào núi, khoảng cách với biển vừa đủ thoáng để giao lưu vừa đủ tầm ngắm để theo dõi mọi hoạt động. Nhiều chiến lược gia ngày nay khi đặt mình vào bối cảnh lịch sử lúc này đã tỏ ra cảm phục vì “quả thực đây là một vị trí lý tưởng” [54,tr.107]. Năm 1592, quân Lê - Trịnh chiếm lại được Thăng Long nên vua Lê rời Thanh Hóa (Tây Đơ) ra Thăng Long (Đơng Đơ). Biết tin chúa Nguyễn Hồng ra chúc mừng vua Lê. Trịnh Tùng (con của Trịnh Kiểm) muốn “điệu hổ ly sơn”, tâu với vua Lê phong Nguyễn Hoàng làm thái úy hữu tướng, trên danh nghĩa vẫn giữ chức tổng trấn Thuận - Quảng, nhưng phải lưu lại kinh đô vô thời hạn để giúp triều đình đánh dẹp dư đảng nhà Mạc. Chúa Nguyễn Hoàng phải ẩn nhẫn sống cảnh “cá chậu chim lồng” trong tám năm trời. Năm 1600, nhân có vụ khởi binh chống Trịnh Tùng nổ ra ở Nam Định, Nguyễn Hoàng xin đem quân bản bộ theo đường biển đi đánh, giả vờ thua rồi về thẳng Thuận Hóa. Từ đó, Nguyễn Hồng khơng đặt chân lên Thăng Long nữa.

Chính khoảng thời gian này nung nấu thêm ý chí của chúa Nguyễn Hồng để rồi sau hơn nửa thế kỷ vào Nam, chúa Nguyễn Hoàng đã biến Thuận - Quảng thành một vùng đất phồn thịnh. Có cái nhìn đầy chiến lược và tham vọng về xứ Quảng nhưng có lẽ đến trước khi mất Chúa vẫn chưa kịp thực hiện hết, vẫn chưa yên lòng khi sự nghiệp chưa trọn vẹn nên trước khi mất chúa Nguyễn Hồng cịn dặn dò kỹ lưỡng con cháu rằng: “đất Thuận Quảng phía Nam có núi Ngang (Hồnh Sơn) và Sơng Gianh (Linh

Giang) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy luyện binh để

chống chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp mn đời. Ví bằng thể lực khơng

địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”.

[51,tr.44]. Qua đó, chúng ta thấy Chúa là một vị anh hùng đảm lược có chí lớn, có con mắt tinh đời, vừa sáng suốt, có tầm nhìn, vừa quyết đốn, khơng chỉ là một nhà quân sự tài ba mà cịn là một nhà chính trị có tấm lịng khoan dung, nhân ái, thương dân thương nước biết nhìn xa thấy rộng, đến phút cuối đời vẫn còn trăn trở khi sự nghiệp còn dang dở. Xin vào làm trấn thủ là để “rồi sau mưu làm việc lớn”, lời di chúc của Chúa là minh chứng cụ thể thêm cho ý định đó. Lời dặn dị trên về cơ bản là nêu lên vị trí địa lý, hình thể, tài nguyên và những điều kiện căn bản thuận lợi của đất Thuận Quảng,

vừa phân tích tiềm năng vừa vạch ra định hướng khai thác phát triển. Tầm nhìn của chúa Nguyễn Hoàng đã vượt ra khỏi dãy núi Hải Vân hiểm trở để đặt chân vào xứ Quảng trù phú, từng vượt qua cả đèo Cù Mông để mở rộng tầm mắt về phương Nam hơn, tầm nhìn đó hướng lên núi cao nhìn ra biển rộng, tầm nhìn đó nhìn vào chiêm nghiệm quá khứ, chiếu rọi hoàn cảnh thực tại và soi sáng tương lai. Đặc biệt tầm nhìn đó đã vượt ra khỏi cái khn khổ và dần thoát li với chế độ phong kiến Đàng Ngồi. Ngay từ đầu tầm nhìn ấy đã được hướng về Nam để tìm chốn dung thân muôn đời, khơng gian Đàng Ngồi khơng thể buộc giữ được bước chân, suy nghĩ của Chúa. Ngay từ đầu, Quảng Nam đã nằm trong suy nghĩ chiến lược đối Trịnh cũng như trong đại nghiệp Nam tiến. “Đơn giản vì trong việc bác bỏ định nghĩa truyền thống về một người

Việt hoàn hảo, sự lựa chọn để thành một kiểu hoàn hảo khác có thể được thể nghiệm. Quy tắc xã hội đòi hỏi để tồn tại gần biên giới Trung Quốc bắt đầu nới lỏng. Tài năng bắt đầu được đánh giá cao hơn dòng dõi và địa vị xã hội. Trên thục tế đó là một sự

thoát khỏi nguồn gốc, thoát khỏi quá khứ”.[34,tr.54]. Thoát khỏi chứ không phải từ

chối hẳn, đoạn tuyệt hẳn. “Ví bằng thể lực khơng địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội” thể hiện niềm tin tưởng vào tiềm năng, sức sống mãnh liệt làm nên tương

lai của vùng đất. Niềm tin ấy là có cơ sở mà đặc biệt là được dựa trên tầm nhìn đầy chiến lược của chúa Tiên. Với tầm nhìn chiến lược đó chúa Tiên đã tạo nên một ngã rẽ lịch sử cực kỳ quan trọng trong lịch sử dân tộc ta. Vâng lời di huấn của cha, chúa Nguyễn Phúc Nguyên “sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui phục” [51,tr.46]. Khi thấy đủ mạnh, Nguyễn Phúc Nguyên công khai không

thần phục họ Trịnh nữa: không nộp thuế, không nhận sắc, không ra Thăng Long mà cũng khơng gửi con thay mình ra Thăng Long như họ Trịnh đòi. Họ Trịnh từng đem quân vào đánh nhưng cả sáu lần đều không thành công đành phải rút về, chấp nhận lấy sông Gianh là ranh giới của hai Đàng. Đến đây, giấc mộng xây dựng “cơ nghiệp muôn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 27 - 33)