Chú trọng phát triển đời sống văn hóa – xã hội 1 Những chuyển biến trong đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 56 - 61)

HOÀNG ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM (1570 1613)

2.4. Chú trọng phát triển đời sống văn hóa – xã hội 1 Những chuyển biến trong đời sống văn hóa

2.4.1. Những chuyển biến trong đời sống văn hóa

Song song với các biện pháp phát triển kinh tế, chúa Tiên Nguyễn Hồng cịn ghi dấu vai trị của mình trong lĩnh vực văn hóa ở vùng đất Quảng Nam. Văn hóa thực tế là tổng thể của các hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và trong hiện tại. Theo dòng thời gian, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc được biểu hiện thông qua vốn di sản và ứng xứ văn hóa của cộng đồng người. Cùng với chính trị và kinh tế, văn hóa Quảng Nam dưới thời chúa Nguyễn Hồng có nhiều chuyển biến, để laị dấu ấn sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.

Về khoa cử giáo dục, buổi đầu chúa Nguyễn Hồng chưa có trường quốc lập như Quốc tử giám và ngạch học quan ở Đàng Ngoài, tuy nhiên ở trong dân gian nhiều trường được nhân dân lập để dạy học. Quan lại do chính quyền Đàng Ngồi cử vào, mãi đến năm 1614 chúa Nguyễn Phúc Nguyên mới quyết định thải hồi các quan lại do vua Lê cử vào, tiến hành cải tổ lại bộ máy chính quyền. Bên cạnh đó, quan lại được bổ nhiệm theo hình thức tiến cử, thân tộc. Đến năm 1646 chúa Nguyễn Phúc Lan mới mở khoa thi tuyển chọn quan lại theo hình thức mới với 2 cấp là chính đồ và hoa văn [44,tr.160]. Có lẽ do hoàn cảnh và điều kiện để tồn tại thì nhiệm vụ mở mang phát triển kinh tế, ổn định an ninh được đặt lên nhiệm vụ hàng đầu khi đặt chân vào vùng đất mới cho nên chúa Nguyễn Hồng chưa có thời gian chú tâm vào giáo dục khoa cử nhiều. Chúa Nguyễn Hoàng lựa tuyển quan lại bằng cách lấy ưu tiên những người đồng hương Thanh Hóa bổ làm các chức quan. Phép ưu tiên này được tiến hành khá gắt gao, chặt chẽ. Ngoài ra, trong việc tuyển quan lại còn áp dụng lệ tuyển bổ khác, lệ này được áp dụng từ đời chúa Nguyễn Hoàng cho đến chúa Nguyễn Phúc Chu. Đó là cứ 5 năm một lần khi có ý lệnh thì các nhân sĩ trong huyện tề tự tại dinh để ứng thí. Thời gian thi trong vòng một ngày, đề thi là một bài văn hay bài thơ hay. Các quan tri phủ, tri huyện có nhiệm vụ chấm sơ khảo. Bài làm đạt yêu cầu được nộp lên cai bộ, những người

trúng tuyển sẽ được làm nhiêu học tuyển trường, được miễn nạp tiền và gạo sai dịch trong hạn 5 năm và còn được miễn đi lính. Thí sinh được tham dự kỳ thi này gọi là

“xuân phiên quận thí”. Theo thường lệ 9 năm có một kỳ các nhân sĩ trong phủ huyện

đến tề tựu tại chính dinh ứng thí, kỳ thi này diễn ra trong 3 ngày: ngày thứ nhất thi 3 đề mục văn tứ lục; ngày thứ hai thi 1 đề thơ và 1 đề phú; ngày thứ 3 thi đề sách vần. Các quan tri phủ, tri huyện được làm quan trường chấm sơ khảo, chức quan ký lục, cai bạ chấm phúc khảo. Nếu thí sinh đậu kỳ này thì được kê khai tên tuổi quê quán lên cho chúa xem, có 3 hạng trúng tuyển như sau: những người đậu hạng giáp được làm hương cống và bổ làm tri phủ hoặc tri huyện. Những người đậu hạng ất được làm sinh đồ, được bổ chức nho học hay huấn đạo. Những người đậu hạng bính cũng được làm sinh đồ hoặc có người được bổ chức lễ sinh hay được làm nhiêu học suốt đời. Phép thi cử Đàng Trong so với Đàng Ngoài bấy giờ thì chỉ ở mức độ sơ khai. Có thể khi vừa mới bước chân vào làm chủ vùng đất mới hết sức rộng lớn, phải xây dựng, phát triển vùng đất trong bối cảnh không mấy thuận lợi nên giáo dục chưa được chúa Nguyễn Tiên có điều kiện tập trung nhìn nhận và quan tâm ngay từ đầu.

Về tín ngưỡng, tơn giáo: Muốn gây dựng sự nghiệp ở vùng đất mới, để đảm bảo sự tồn tại vững bền thì một mặt chúa Tiên gây dựng phát triển kinh tế tạo nguồn vật chất dồi dào, bên cạnh đó chúa khơng quên xây dựng cho mình bệ đỡ niềm tin để cảm hóa, cố kết và thu phục nhân tâm. Bệ đỡ tư tưởng đó bao gồm những yếu tố mang giá trị truyền thống và đặc trưng kết hợp với cái mới trong hoàn cảnh mới cộng với cái khơng cịn mới được làm mới lại. Đó cụ thể là sự duy trì, phát huy văn hóa truyền thống của người Việt, tiếp thu yếu tố Chăm và phát triển Phật giáo. Mở ra một thế giới khác với những điều kiện mới bên cạnh cái gốc căn bản cịn có tiếp biến văn hóa để tạo nên cái mới. Khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ ở Quảng Nam thành phần dân cư phúc tạp nhưng người Việt vẫn là chủ đạo và họ có xu hướng Việt hóa cả vùng đất. Họ bước vào vùng đất mới đồng thời mang theo những tín ngưỡng, phong tục, tập quán ở vùng đất mẹ. Tục thờ cúng tổ tiên đặc trưng tín ngưỡng của người Việt được tiếp tục duy trì phát triển ở vùng đất mới, tục thờ thành hồng vẫn được duy trì, hệ thống đình làng được xây dựng ở khắp nơi một mặt có tác dụng cố kết lòng người mặt khác thể hiện niềm tin phù hộ của con người vào ông bà tổ tiên, lòng biết ơn sâu sắc đối với

những người có cơng với làng nước, thể hiện thái độ “uống nước nhớ nguồn”. Tùy vào tình trạng kinh tế giàu hay nghèo mà họ có quy mơ tổ chức khác nhau, hiện tượng

“cúng tế thì trai tiếu linh đình, đến sạt của hàng ức, hàng vạn” [1,tr.69] đã có từ trước

tiếp tục được phát huy.

Bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên, đạo Phật được chúa Nguyễn Hoàng chú trọng phát triển. Ngay sau khi vào trấn thủ Thuận Hóa Nguyễn Hồng đã để ý đến việc lập chùa. Năm 1601 ông đã cho bắt đầu xây dựng chùa Thiên Mụ ở đồi Hà Khê, Thuận Hóa (nay thuộc Thừa Thiên Huế). Năm 1602, vào ngày Vu Lan chúa đến chùa Thiên Mụ lập trai đàn và làm lễ bố thí, cúng lễ nữ thần và Phật để đáp trả lại lời tiên tri “sẽ có

vị chân chúa đến xây chùa ở đây”. Còn ở Quảng Nam, ngay từ đầu vấn đề này cũng được chúa hết sức chú ý. Khi lập dinh trấn Thanh Chiêm vào năm 1604 chúa liền cho dựng chùa Long Hưng ở phía đơng trấn dinh. Năm 1607, chúa còn cho lập chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu, Quảng Nam. Mối liên kết giữa nhà cai trị với tín ngưỡng vạn vật hữu linh ở địa phương và Phật giáo khơng có gì mới trong lịch sử Việt Nam, chúa Nguyễn Hồng dĩ nhiên khơng phải là người đầu tiên thể hiện điều này, điều đáng ghi nhận là chúa đã thành công khi tận dụng khai thác và dựa vào đó như một thứ vũ khí niềm tin. Bởi từ lâu mối quan hệ giữa sức mạnh siêu nhiên với sức mạnh trần thế bộc lộ một tín ngưỡng, nền tảng văn hóa trong truyền thống văn hóa người Việt về sự khởi dựng một quyền lực tồn tại lâu dài. Phật giáo thời chúa Nguyễn Hoàng phát triển mạnh nhất là phái Thiền Lâm Tế, có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó là phái Tào Động và sự phục hưng phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Đại Việt.

Trong thâm ý của chúa Nguyễn Hồng, đạo Phật có thể làm nơi nương tựa tinh thần cho cơng trình lập quốc của dịng họ mình. Bởi tiếng nói gần gũi đượm tình của các nhà sư sẽ có sức cảm hóa và thuyết phục cao hơn tiếng nói cao siêu uyên bác của các thầy đồ. Chúa Nguyễn coi Phật giáo là chất keo để cố kết các cộng đồng người, chổ dựa ý thức tâm linh, là hơi men yên ủi, chở che tâm hồn người Việt tha phương đồng thời là biện pháp để củng cố vị thế của dòng họ. Những người di cư vào vùng đất mới này đa số là những người bị bần cùng, nghèo khó, là những người bất mãn với chính quyền Lê - Trịnh, có cả những người tự nguyện theo chúa Nguyễn Hoàng vào vẫy vùng xứ sở mới. Mỗi người dù ở hoàn cảnh nào khi vào vùng đất lạ đều ước mơ một

cuộc sống yên ổn, thanh bình, ấm no. Những ngày đầu gian nan, hơn lúc này hết họ cần một chỗ dựa về tâm linh ở tôn giáo thân thiện. Chúa Nguyễn nhanh chóng bắt mạch được nguyện vọng thiết tha đó. Khơng thể đưa những quy định lễ nghĩa, những mối quan hệ ràng buộc hà khắc của Nho giáo vào để áp dụng nữa, cần phải tìm chỗ dựa gần gũi hơn. Chúa Nguyễn Hồng tìm đến Phật giáo và xem Phật giáo là hệ tư tưởng chính thống giống như ở thời Lý Trần. Chúa chọn đến với Phật giáo bới Phật giáo khơng chỉ quen thuộc với người Việt mà cịn bởi những tư tưởng của Phật giáo có thể dễ dàng cố kết lòng người, thu phục nhân tâm tự nguyện. Chúa Nguyễn Hồng vốn khơng có cảm tình với đạo Phật, Chúa từng bị thầy chùa làm nhục, từ đó ơm giận nhà chùa hễ khi có việc chay đàn sán nguyện cầu phúc thường chỉ chuộng dùng đạo sĩ, khơng dùng tăng thích. Gạt qua yếu tố cá nhân, chúa Tiên sử dụng tài năng chính trị nhạy bén xuất chúng kịp thời khai thác nắm bắt để tạo dựng niềm tin, niềm an ủi, ổn định nhân tâm. Những ngôi chùa ra đời với giáo lý Phật giáo đã thuần hóa, thuần tính nhân dân và quy tụ lịng dân đã nói lên vài trị lớn lao của chúa Nguyễn Hồng. Bên cạnh đó, chúa Tiên chọn Phật giáo có thể vì một lý do nữa, vì khơng muốn mang tiếng đại nghịch bất đạo theo quan điểm Nho giáo khắt khe, khơng muốn bị kiểm tỏa bởi thiết chế chính trị quan liêu và những định chế dường như trở thành nguyên tắc bất biến của tư tưởng Nho giáo, Đàng Trong vừa tìm cách đối phó với Đàng Ngồi vừa xây dựng những ngun tắc cho sự vận hành một thể chế chính trị mới, “Nguyễn Hoàng đã lựa chọn rồi quyết

định dựa vào Phật giáo, dựa vào tư tưởng quảng đại, khoan dung của Phật giáo và lấy đó làm nền tảng căn bản cho việc hoạch định các chính sách” [51,tr.227]. Phật giáo

một mặt đẩy mạnh bản sắc dân tộc của người Việt và củng cố tính hợp pháp cho các nhà cai trị họ Nguyễn. Từ Nguyễn Hồng trở về sau, các chúa Nguyễn thời kì đầu tất thảy đều là những tín đồ sùng mộ Phật giáo. Sự khẳng định này làm nhớ lại những vị vua triều Lý thế kỷ XI và cũng gợi lại các vị vua Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông nổi tiếng với thiền phái Trúc Lâm. Nhưng không phải thế mà ông đoạn tuyệt hẳn với Nho giáo, trong khi ban hành thực thi nhiều chính sách cụ thể chúa Tiên vẫn tiếp tục tuân thủ các định chế Nho giáo mà trước đó vua Lê Thánh Tơng đã đề ra.

Một điểm đáng lưu ý đó là “văn hóa Quảng Nam” tiếp tục được bổ sung, phát

triển. Xứ Quảng Nam dù ở thời kỳ nào đều ln có vai trị, vị trí quan trọng trên tất cả các mặt, ln là điểm giao hịa, hội tụ của cộng đồng dân tộc và cũng đồng thời hun đúc nên những giá trị văn hóa mới của con người xứ Quảng. Ngồi văn hóa Việt truyền thống cịn có hiện tượng giao lưu, tiếp nhận văn hóa Champa, cả trước đó nữa là truyền thống và văn hóa Sa Huỳnh về cả về tính cách, về bản lĩnh, về sức sống và sức phát triển. Từ các đợt di dân trước đến thời chúa Nguyễn Hoàng q trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn và khơng ngừng diễn ra. Sức hội nhập văn hóa kì diệu văn hóa được thể hiện ở đời sống vật chất và tinh thần. Từ khi tiếp xúc với văn hóa Chăm người Việt đã tiếp thu, cải biến một số vật dụng vào đời sống nông nghiệp, giao thơng vận tải. Điển hình nhu cái lưỡi cày, cày của người Việt ở miền Bắc nhỏ và nhẹ vì đất ở Đàng Ngồi tơi xốp khơng cứng và được cày cuốc thường xuyên còn đất ở Quảng Nam được khai phá chưa nhiều, đa phần cịn ở tình trạng hoang hóa, nhiều cây cỏ nên người Việt trên cơ sở cái cày cũ của mình tiếp thu học hỏi cái cày của người Chăm, lưỡi và nách cày xuôi theo bên trái và nặng hơn. Cái cày mà người Việt dùng ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã khơng mạnh ở phần đế và có một cái lưỡi nhỏ. Loại cày này phù hợp cho loại đất không rắn lắm, và ở nơi ít cỏ. Những điều này đáp ứng các đặc tính đất đai ở phía Bắc đã được cày cấy trong cả ngàn năm bởi một dân số đơng đúc và loại cày này chỉ tìm thấy ở phía bắc sơng Gianh, nơi đánh dấu biên giới giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Ở Đàng Trong, người Việt gặp phải loại đất cứng, cỏ dầy, và khó trồng trọt. Để trở đất, người Việt đã mô phỏng cái cày của người Chăm, vốn chắc hơn, đặc biệt ở phần đế, nhưng người Việt cũng chế thêm một cái nang để điều chỉnh góc. Các bộ phận của cây cày lấy từ mơ hình Chăm thì giữ tên gọi theo tiếng Chăm, trong khi các phần gắn với cái nang thì mang tên Việt. Văn hố Chăm có ảnh hưởng rộng lớn đến độ ngày nay ta vẫn thấy những ảnh hưởng này trong nhiều phong tục: từ việc ăn gỏi đến cách thức đội khăn, chôn cất người chết trong huyệt theo kiểu người Chăm mặc dù người Việt không nhất thiết đã hiểu rõ nguồn gốc của những tập tục này. Nếu ở phía Bắc, ẩm thực nước chấm chủ yếu dùng tương, thì đi vào Nam người Việt đã học được văn hóa nước mắm của người Chăm, học cách chế biến cá hiệu quả của người Chăm. Hay trong dân ca kịch tiêu biểu là dân ca bài chịi có sự giao thoa mạnh mẽ và sâu đậm giữa hai

nền văn hóa Việt – Chăm. Bài chịi có nguồn gốc từ văn hóa Chiêm Thành sau đó được người Việt tiếp thu, vận dụng cải biên nên. Đây là bộ mơn nghệ thuật độc đáo giàu tính dân tộc và đậm tính địa phương.

Những thành cơng của chúa Nguyễn tạo nên một xã hội mới và một văn hoá mới. Các yếu tố kinh tế đóng vai trị quyết định: trong vài thập niên ngắn, dù là một khu vực mới được đánh thức khai mở, ít dân hơn, và vào giai đoạn này còn nhỏ hơn đồng bằng sông Hồng, nhưng Đàng Trong trở nên giàu có và mạnh hơn vùng đất phương Bắc. Những lợi thế này lập thành nền tảng của quá trình Nam tiến mà cuối cùng đưa họ đến đồng bằng sông Mekong. Đàng Trong trở thành đầu tàu thay đổi mang tính lịch sử, và kéo trọng tâm quốc gia, dù là được nhìn theo nghĩa chính trị, kinh tế hay thậm chí văn hố, về hướng nam từ thế kỷ XVII cho đến khi người Pháp áp đặt sự cai trị. Sự phát triển một bản sắc Việt Nam địa phương hoá tại Đàng Trong có vẻ là một phản ứng thành cơng trước mơi trường mới. Khơng có nghĩa là người Việt ở Đàng Trong khơng “cịn là người Việt Nam nữa”. Mà đúng hơn là tạo dựng một “phiên bản khác của việc làm người Việt, được phân biệt nhờ sự tự do tương đối tách khỏi quá khứ của Việt Nam”, đặc biệt là tách khỏi quá khứ gần của mô hình Nho giáo đã được thực thi kể từ khi nhà Lê thành lập ở phía Bắc. Giai đoạn hai thế kỷ của họ Nguyễn đã tạo nên nhiều tính cách của người phương Nam, thí dụ như óc tị mò và cởi mở trước cái mới và tư tưởng mới, tính hồn nhiên và khống đạt hơn, và thái độ không dễ dàng chịu bị ràng buộc bởi lịch sử và truyền thống.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 56 - 61)