HOÀNG ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM (1570 1613)
2.4.2. Những chuyển biến trong đời sống xã hộ
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV đã có nhiều lớp cư dân từ miền Bắc chủ yếu vùng Thanh Nghệ vào Thuận - Quảng sinh cơ lập nghiệp. Quá trình di dân khai khẩn đất hoang được đẩy mạnh từ sau khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ. Đến cuối thế kỷ XVI cả vùng Thuận Quảng có khoảng 1226 xã, thôn. Đất Quảng Nam trước khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đã được tổ chức khai phá, có xóm làng hình thành, sinh sống. Tuy nhiên dân cư còn thưa thớt và phức tạp, kinh tế lạc hậu, đất đai cịn hoang hóa nhiều. Năm 1570, đánh đấu đất Quảng Nam thuộc quyền quản lý của chúa
Nguyễn Hồng. Chúa nhanh chóng thực hiện chính sách khẩn hoang lập làng mới, lấp đầy vùng đất trơng, ổn định cuộc sống. “Q trình Nam tiến là quá trình đổi mới và
nâng cao sức sống của dân tộc. Mỗi một vùng đất mà dấu chân người Việt đặt tới ngoài ý nghĩa mở rộng lãnh thổ thêm tiềm năng và khả năng vật chất cịn đóng góp
vào tri thức dân tộc những phát triển mới về cung cách chiến đấu chống thiên nhiên, tổ chức tập đoàn xã hội, cung cách ứng xử giữa người với người” [6,tr.21]. Thời gian này
ở Đàng Ngồi có nhiều biến đổi như thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, bị cường hào nhũng nhiễu, đục khoét...hằng năm có tầng lớp dân bị bần cùng hóa phiêu tán vào đều đượ chúa Tiên dang rộng tay chào đón. “Năm 1571 Nghệ An khơng thu được hạt thóc nào...
lại bị dịch bệnh chết đến quá nửa. Nhân dân nhiều người xiêu tán hay bỏ vào miền
Nam” [39,tr.867]. Chúa Nguyễn Hoàng tổ chức họ thành từng đoàn cung cấp lương thực, nông cụ cho họ đi khai hoang lập làng ở những vùng đất mới đặc biệt là vùng đất tốt ven sơng cịn bị bỏ hoang. Ngồi ra có bộ phận khác tự đi khai hoang lập làng. Thường thì cư dân vào Quảng Nam chủ yếu là người Thanh Hóa, Nghệ An, “giai đoạn
đầu thế kỷ XVI tỉ lệ này chiếm 83%, dưới thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng tăng lên 85%”
[65,tr.102]. Họ có thể là một nhóm người gồm nhiều họ cùng vào khai hoang một làng hoặc là họ đi theo từng gia tộc lập thành các làng theo tộc họ ví dụ như: Phan xá, Hoàng xá, Võ xá... (tộc danh + xã - xá). Dân số Quảng Nam thế kỷ XVI- XVII tăng nhanh là do phần lớn dân ở Đàng Ngoài di cư vào. Với những chính sách đúng đắn, hợp lịng người của chúa Nguyễn Hoàng, nhân dân đến cư trú ở vùng đất mới an cư lạc nghiệp, xây dựng thành mảnh đất trù phú. Từ những đợt khai hoang làm biến đổi căn bản vùng đất Quảng Nam vốn hoang vắng thành vùng đất phát triển về kinh tế. Thành phần dân cư lúc khá đa dạng, phức tạp, bao gồm người Chăm, người Việt di cư vào từ trước 1570 và người Việt di cư vào sau năm 1570, sau này còn cộng cư với người Hoa, người Nhật. Lúc nào giữa họ có mối quan hệ hịa bình với nhau khơng hề có “chiến
tranh, giết chóc hay sự tiêu diệt và trục người Chăm ra khỏi vùng Quảng Nam”. Xã hội
được gây dựng nên bằng chính lệnh “khoan hịa, dùng phép cơng bằng” được dân “cảm lòng mến đức”.
Ngay từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng vùng đất Quảng Nam bắt đầu thịnh vượng. Nhờ sự phát triển kinh tế nên một thời gian dài những vấn đề căn bản được giải
quyết, cuộc sống người dân tương đối thư thả hơn Đàng Ngoài, chúa Tiên cũng có điều kiện để duy trì trật tự xã hội. Nếu các tai họa kinh tế, chính trị từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII đã buộc người nông dân xứ Bắc phải bỏ nhà, lang thang sang vùng Đơng Nam hay Tây Bắc thì chúa Nguyễn năng động sẵn lịng đón nhận. Đặc biệt năm 1608 trong khi các nơi ở Đàng Ngoài thời tiết khô hạn, lúa má cháy khô, nhiều nơi bị chết đói thê thảm thì ở hai xứ Thuận Quảng có mưa thuận gió hịa, nhân dân được no ấm, cuộc sống an bình. Đành rằng mỗi vùng có một điều kiện tự nhiên kinh tế, văn hóa, xã hội mang đặc trưng riêng nhưng vấn đề cơ bản là biết bắt mạch chính vùng đất đó, khơi dậy những khả năng đang cịn tiềm ẩn, phát triển những yếu tố có khả năng, xây dựng nên vùng đất có bộ mặt mới tương xứng với tiềm lực. Vai trò chúa Tiên Nguyễn Hoàng thể hiện quan trọng ở chỗ đó. Chúa biết cách đối xử “nghiêm khắc và
xứng đáng trong việc quân cấm, trong việc trị dân ông biết liên kết lẽ phải với sự công bằng”. Chúa tận dụng cơ hội, phát huy những yếu tố tích cực nhất, “thù trong giặc ngoài đều thua trận bởi sự mưu lược và dũng cảm của ơng những nhóm dân pha tạp,
tứ chiếng giang hồ đã khuất phục dưới sự cai trị ôn hịa và cơng bằng của ông”
[9,tr.19-20]. Chúng ta không làm phép so sánh chúa Nguyễn Hồng với chính quyền Lê - Trịnh nhưng trong chừng mực nào đó có thể liên hệ với tình hình ở Đàng Ngồi để thấy bật lên những thay đổi, những khác biệt để thấy rõ vai trò của người đứng đầu đảm nhiệm vùng đất. Trong khi vua Lê - chúa Trịnh giữ cõi trời ở chốn kinh Bắc thì chúa Nguyễn Hồng được vùng vẫy tự do trong khn khổ có chiến lược dài lâu. Chúa Nguyễn Hồng biến mảnh đất “ô châu ác địa” thành cơ hội để “dung thân”. Muốn tồn tại, muốn gây dựng tương lai thì khơng ở đâu khác ngồi chính vùng đất mình đã lựa chọn, chỉ có xây dựng lực lượng mạnh mẽ vừa có sức của vừa được lòng dân mới mong tồn tại lâu dài được. Với khả năng, tài lực, bản lĩnh chúa Tiên từng bước cảm hóa con người, ổn định, phát triển vùng đất. Với dân thì khoan hịa, với lính thì nghiêm, với người ngoại quốc thì cởi mở, thân thiện, hợp tác. Chính sách vừa cương vừa nhu phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh được chúa Nguyễn Hoàng áp dụng một cách triệt để đầy hiệu quả. Một khi đã thu phục được lòng người cộng với đường lối phát triển đúng đắn trên nền tảng vùng đất có nhiều thuận lợi cơ bản thì phát triển và trù phú là điều tất yếu. Ngay cả các sử thần Lê Trịnh thuộc phía đối lập với họ
Nguyễn cũng nhận xét rằng “đất Thuận Quảng lại được yên. Hoàng (chỉ chúa Nguyễn
Hoàng) trị nhậm trong trong mấy chục năm, chính lệnh khoan hịa, thường ban ân huệ, dùng phép công bằng, khuyên răn bản bộ, cấm trấp những kẻ hung ác, dân hia trấn đều cảm lòng mến đức, thay đổi phong tục, chợ khơng nói thách, dân khơng trộm cắp,
cổng ngồi khơng phải đóng, thuyền bn nước ngồi đều đến bn bán, đổi trao phải giá, quân lệnh nghiêm cẩn, mọi người ra sức, trong cói được yên ổn làm ăn”
[39,tr.161]. Từ bước khởi đầu tốt đẹp ở thời chúa Tiên mở cõi, đến thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn cho đến Nguyễn Phúc Chu tình hình xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được ổn định, trăm họ vui vẻ thầm khen cuộc sống thái bình. Đời sống cư dân được cải thiện “quan viên lớn
nhỏ không ai là không nhà cửa chạm gọt, tường vách gạch đá, the màn trướng đoạn,
đồ đạc đồng thau, bàn ghế gỗ đàn, gỗ trắc, chen mâm đồ sứ, đồ hoa, yên cương bằng
bạc, y phục gấm vóc, chiếu đệm mây hoa…những sắc mục ở dân gian cũng mặc áo
đoạn hoa bát ty và áo sa, lương, địa làm đồ mặc ra vào thường, lấy áo vải mộc làm hổ
thẹn. Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả…Đĩa bát ăn uống thì khơng phải cái gì là khơng phải hàng bắc, một bữa cơm ba bát lớn. Đàn bà con gái thì đều mắc áo the vàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực”
[21,tr.227]. Cuộc sống của nhân dân ấm no, an nhàn và có vẻ dư giả, thối mái.
Như vậy, từ chúa Tiên đã định hướng cho sự phát triển dài lâu cho cả vùng đất. Chúa Tiên tích cực tạo đà, tạo lực, tạo hướng cho sự phát triển. Cho đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn tiếp nối tiền lệ tốt đẹp “chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói hay, nạp
lời can gián, bỏ xa hóa, bớt chi phí, nhẹ thuế khóa giao dịch, bớt việc hình ngục, trăm
họ khơng ai là không vui mừng” [37,tr.173]. Phải chăng như Lê Quý Đôn đã nhận xét
“yên chỗ ở cho dân, theo phong tục của dân, mở mối lợi, trừ mối hại, đó là việc đầu
tiên trong việc vỗ trị xứ Thuận Quảng” [21;126]. Điều này ở thời điểm đó khơng phải
mới và cho đến nay cũng không hề phải cũ nhưng khơng phải ai ai cũng có thể nắm bắt và thực thi hiệu quả.
Tóm lại, xuất phát từ sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh cùng với những rối ren chính trị ở Bắc Hà đã tạo nên một biến động lớn đưa Nguyễn Hoàng vào vùng “ô
Nguyễn như một cơ duyên được định sẵn. Trong suốt 43 năm làm trấn thủ vùng đất Quảng Nam, bằng nhãn quan chiến lược cùng tài năng đức độ chúa Nguyễn Hoàng đã mang lại cho vùng đất Quảng Nam diện mạo mới, sức sống mới, tạo nên những chuyển biến căn bản trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội
KẾT LUẬN
Vùng đất Quảng Nam cùng với Thuận Hóa cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII có vị trí đặc biệt trong lịch sử, đóng vai trò là động lực của sự thay đổi, đã kéo trọng tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội của Đại Việt xuống phía Nam và là bước đệm tạo đà cho công cuộc đột phá Nam tiến. Từ nửa sau thế kỷ XVI sang đầu thế kỷ XVII bộ mặt Quảng Nam được từng bước khởi sắc, thịnh vượng. Nền kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân tương đối ấm no, yên vui. Sự phát triển hưng thịnh của Quảng Nam gắn chặt với vai trò đặc biệt của nhân vật lịch sử chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chúa Nguyễn Hoàng với tư cách là người trấn thủ luôn thể hiện là một người mưu lược, đồng thời cũng là một vị lãnh đạo khơn ngoan, lại có lịng nhân đức, biết thu phục hào kiệt, khéo vỗ về dân chúng và chăm lo phát triển kinh tế vùng trấn nhậm trong một thời điểm nhạy cảm của lịch sử cả nước nói chung và Quảng Nam nói riêng. Chúa Tiên với tài năng, ý chí, bản lĩnh phi thường không hề bị khuất phục trước mảnh đất “ô châu ác địa” mà còn biến vùng đất Quảng Nam thành một căn cứ vững chắc và hùng mạnh tạo dựng cơ nghiệp cho dòng họ Nguyễn. Cùng với đất Thuận Hóa, Quảng Nam mang lại cho chúa Nguyễn Hồng một thế đứng chính trị, một chỗ dựa vững chắc, một khả năng kinh tế dồi dào. Thật có lý khi nói rằng“Nhân tài vốn
do địa khí hun đúc, địa khí lại nhờ nhân tài mà phát lộ”. [1,tr.137]. Dòng họ Nguyễn vẽ ra cho lịch sử dân tộc trang mới mà chúa Nguyễn Hoàng là người đã dựa vào “thiên
thời, địa lợi và nhân hòa” để khắc nét quyết định đầu tiên. Bằng những biện pháp thận
trọng và hiệu quả chúa Tiên Nguyễn Hồng đã tích cực chuẩn bị những bước đi lâu dài cho việc xây dựng, tồn tại và phát triển của một chính thể cát cứ. Những sóng gió sau này giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài hay sự suy yếu, sa đọa về sau của chúa Nguyễn thì cũng khơng thể phủ nhận vai trò to lớn của chúa Nguyễn Hồng, lại càng khơng thể đổ cho ơng lỗi khai phá vùng đất, manh nha cho thế lực cát cứ mới này bởi lịch sử có những yếu tố dường như trở thành tất yếu, quy luật và mang tính biện chứng.
Với sự mở đầu ra đi của chúa Nguyễn Hoàng và các đời chúa sau kế tục đất nước đã tiếp thụ một nguồn của cải mới, đó là cả một vùng đất phía Nam giàu có, là các cuộc giao thương cường thịnh với các trung tâm thương mại mới: Hội An, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên… là các tri thức mới khi tiếp cận ở nhiều dân tộc phương Nam. Đối với Quảng Nam, chúa Nguyễn Hồng đã có một vai trò lớn lao: vừa định hướng sự phát triển, khơi dậy tiềm lực của vùng đất, vừa tạo nguồn lực để phát triển mạnh mẽ giai đoạn sau, biến vùng đất “ô châu ác địa” thành nơi đặt cơ sở nền tảng
cho sự nghiệp đường hướng khơng chỉ một dịng họ mà đã mở ra một trang sử mới cho sự phát triển của Tổ quốc, tạo bàn đạp vững chắc cho quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Chính vai trị dấn thân khởi nghiệp của chúa Tiên, dám bức phá, dám khai mở, dám lựa chọn và thực thi táo bạo, có cả ý chí, năng lực và thiên tài đã tạo luồng của cải mới cho đất nước, một cương vực lãnh thổ được khơi gợi rộng mở về phương Nam, nền độc lập trở nên vững bền hơn khi có thế đứng ở quốc gia dài rộng. Ghi nhận và khắc nhớ vai trò to lớn đó tên tuổi của chúa Nguyễn Hồng đã được lấy đặt tên trường học và tên đường không chỉ ở Quảng Nam mà còn ở Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Tác giả Đào Duy Anh từng nói rằng khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là khơng có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai. Thật ngắn gọn, thật súc tích đủ để đúc kết chặt chẽ và cực kỳ chính xác chặng đường mấy thiên niên kỷ của dân tộc, bằng mấy chữ cô đọng nhưng có ý nghĩa khơng chỉ để nhìn nhận q khứ, mà cịn để suy nghĩ về hơm nay và ngày mai, những suy nghĩ dường như đang càng ngày càng trở nên nóng bỏng, cấp thiết hơn. Chúng ta biết rằng sử học là quá trình nhận thức lại lịch sử, vấn đề này chưa xong thì vấn đề khác đặt ra, thời gian vừa qua thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn được nhìn nhận và đánh giá lại một cách khách quan hơn, ngoài một số vấn đề cơ bản liên quan đến định hướng nhận thức chung, còn rất nhiều vần đề cần tiếp tục đặt ra và tiếp tục công việc nghiên cứu, thảo luận. Đặc biệt là về cơng lao đóng góp cần được đánh giá cơng tâm, khách quan, cần nhìn nhận ở góc nhìn khoa học để trân trọng tụ hào và tôn vinh xứng đáng đúng vai trò lịch sử của các bậc tiền nhân cống hiến cho
đất nước, cho dân tộc bởi “Có thời Nguyễn, chúng ta mới có một Việt Nam hoàn chỉnh
như ngày nay”.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang tích cực thực hiện chính sách xây dựng vùng kinh tế mới ở vùng sâu, vùng xa và vùng hải đảo. Tuy nhiên, thực tế vấn đề này gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt địi hỏi có tầm nhìn chiến lược đúng đắn, kế hoạch cụ thể, làm thế nào để được đông đảo nhân dân tin tưởng tham gia, ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần, làm thế nào để hòa nhập, hội nhập để ổn định cuộc sống, phát triển mọi mặt! Bên cạnh đó, Quảng Nam dưới thời chúa Nguyễn Hoàng hiện nay bao gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, mỗi vùng đất với sức sống truyền thống và hiện đại luôn phấn để đấu đi đầu trong cả nước, đã và đang hịa mình trong sự nghiệp đổi mới xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách khai phá cai trị vùng đất mới của chúa Tiên từ cái nhìn chiến lược đến những bước đi quyết đoán bằng các biện pháp khéo léo để vỗ về an dân, thu phục nhân tâm phát triển kinh tế, ổn