Chia đặt lại đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 37 - 39)

HOÀNG ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM (1570 1613)

2.2.2. Chia đặt lại đơn vị hành chính

Cùng với việc thành lập dinh trấn mới vào năm 1604, chúa Nguyễn Hồng cịn tiến hành chia đặt lại một số đơn vị hành chính. Chia đặt lại các đơn vị hành chính dĩ nhiên khơng phải xuất phát từ ý muốn chủ quan bột phát mà nó được tìm tịi, phát hiện và tư duy hợp lý về cả vấn đề địa lý, kinh tế, văn hóa lẫn xã hội. Chia đặt lại đơn vị hành chính vừa hợp với cuộc sống con người vừa hợp với ranh giới tự nhiên. Xuất phát từ những yêu cầu tự nhiên và xã hội, chúa Nguyễn Hoàng tiến hành chia đặt lại đơn vị hành chính. Đó là lấy huyện Điện Bàn (gồm Đà Nẵng, Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn ngày nay) thuộc phủ Triệu Phong ở Thuận Hóa đặt nhập vào dinh Quảng Nam quản lý 5 huyện: Tân Phúc, An Nơng, Hịa Vang, Diên Khánh, Phú Châu. Nâng huyện Điện Bàn lên làm phủ cùng với phủ Thăng Hoa (tương ứng với Thăng Bình, Tiên Phước, Núi Thành, Tam Kỳ ngày nay) [4,tr.159]. Đây không chỉ là quyết định hành chính đơn thuần mà là một trong những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình lịch sử của vùng đất Quảng Nam, đồng thời thể hiện cái

nhìn chiến lược của chúa Nguyễn Hoàng. Sự cải tổ này xếp đặt lại hợp lý hơn về mặt hành chính, địa lý, an ninh cho vùng đất. Vừa thuận lợi hơn trong công tác quản lý, thuận theo hình thể của vùng đất và tạo điều kiện để ổn định phát triển. Đồng thời, chúa Nguyễn Hoàng tiến hành đổi phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, đổi huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa (nay thuộc Thăng Bình) làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang thành huyện Duy Xuyên [58,tr.156]. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn còn sử dụng danh xưng của một số địa phương kể trên. Để có những quyết định quan trọng mang tầm chiến lược này chúa Nguyễn Hoàng đã mất gần nửa thế kỷ chăm lo ở Thuận Hóa yên ổn để tạo đà cho những hoạt động ở Quảng Nam. Quyết định này khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế - xã hội mà cịn có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn vừa có tác dụng củng cố, xây dựng Quảng Nam vừa tạo nên vành đai vững chắc để bảo vệ dinh phủ và là bàn đạp hoàn chỉnh vững chắc để tiến sâu tiến xa về phương Nam.

Đơn vị hành chính từ trung ương tới địa phương được tổ chức theo tầng cấp đơn vị dinh - phủ - huyện - tổng - xã (hoặc thôn, phường, châu, sách, ấp). Đồng thời đặt các chức quan tương ứng theo nhà Lê để quản lý như đứng đầu phủ là tri phủ, đứng đầu huyện là tri huyện. Tuy nhiên, chúa Nguyễn Hoàng linh hoạt cho đặt các chức tuần phủ, khám lý để quản lý nhân dân. Theo thông lệ chia đặt các đơn vị hành chính của chúa Nguyễn thì mỗi dinh quản hạt một phủ, riêng dinh Quảng Nam trực tiếp quản lý 3 phủ Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Ở phủ Quảng Ngãi và Quy Nhơn đặt thêm một số chức quan khác như: tuần phủ, khám lý và giao cho họ Mạc quản lý. Dưới thời chúa Tiên, việc chia đặt bộ máy cai trị chủ yếu gồm các quan lại do chúa Trịnh cắt đặt và chịu sự chi phối của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngồi. Chỉ sau này đến năm 1614 chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho thải hồi dần các quan lại do chúa Trịnh cử, cải tổ lại bộ máy chính quyền. “Đơn vị hành chính của chúa Nguyễn Hồng có

khác so với thời Lê mạt, nhà nước quản lý theo mơ hình trực tiếp từ phủ xuống huyện, châu rồi đến tận xã thôn”[24,tr.40]. Đứng đầu xã có hai chức dịch là xã trưởng và

tướng thần. Tùy theo quy mô xã lớn hay nhỏ mà có số chức dịch tương ứng. Vì xã thơn là nơi tập trung tuyệt đối đại bộ phận dân cư, nơi cung cấp chủ yếu nhân tài và vật lực cho nhà nước cho nên cấp xã là cấp đơn vị hành chính được chúa Nguyễn Hồng đặc biệt quan tâm. Sức mạnh thậm chí vận mệnh của cả dân tộc phụ thuộc vào việc nhà

nước có quản lý tốt làng xã hay khơng. Trên cơ sở cái khung cơ bản hệ thống đã được định hình từ các thế kỷ trước, làng xã Quảng Nam thời chúa Nguyễn Hoàng tiếp tục được hoàn thiện, phát triển. Xuất phát từ các cuộc di dân cũng như yêu cầu khẩn hoang đất đai đã đưa đến sự xuất hiện các làng mới. Các làng xã được chúa Tiên quan tâm sắp đặt lại theo những chỉ số dân cư định sẵn. Diện mạo làng xã, dinh trấn thời chúa Nguyễn Hoàng được thiết lập, phân định rõ ràng, cụ thể. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển vùng đất. Thông qua việc tổ chức lại các đơn vị hành chính và thiết lập dinh trấn mới, vẫn trên cái nền cũ nhưng vùng đất được mang một diện mạo mới lạ báo hiệu cho một sự thay đổi, một hướng phát triển mới cho tương lai. “Cuộc gặp gỡ của ơng (chúa Nguyễn Hồng) với thế giới rộng lớn…đã đem

lại bài học kinh nghiệm lớn về sự tự do. Ông dám chấp nhận bị tuyên án là một kẻ chống lại triều đình nhà Lê bởi ơng đã tìm được vùng đất, nơi những lời tuyên bố như vậy khơng cịn quan trọng nữa… ở phương Nam Nguyễn Hoàng là một trung tâm của một quốc gia Việt Nam mới”.[55,tr.175-181].

Tóm lại, bằng nhãn quan chính trị cộng với tầm nhìn và quyết sách chiến lược sáng suốt, chúa Nguyễn Hoàng đã cho thiết lập dinh trấn mới và chia đặt lại đơn vị hành chính. Chính những quyết định ban đầu đó có tác dụng thúc đẩy sự ổn định và phát triển cho Quảng Nam, mang lại cho vùng đất diện mạo mới, sức sống mới, những thuận lợi to lớn cơ bản trong công tác quản lý hành chính lãnh thổ và tạo điều kiện dẫn đến những phát triển mạnh mẽ vượt bậc về kinh tế, văn hóa.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 37 - 39)