SỐ LƯỢNG THUYỀN NHẬT BẢN ĐẾN GIAO THƯƠNG (160 4 1634)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 54)

Chương 2 VAI TRÒ, ĐÓNG GÓP CỦA CHÚA NGUYỄN HOÀNG ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM (1570 1613)

SỐ LƯỢNG THUYỀN NHẬT BẢN ĐẾN GIAO THƯƠNG (160 4 1634)

Địa phương 1604 - 1606 1617 - 1634 Cộng Đàng Ngoài 11 24 35 Đàng Trong 49 37 86 Cao Miên 23 18 41 Tổng cộng 162 [Nguồn dẫn theo 19,tr.184] Bảng số liệu cho chúng tra thấy số lượng thuyền đến giao thương ở Đàng Trong luôn

chiếm số lượng nhiều nhất. Giai đoạn từ 1604-1606 nhiều hơn giai đoạn 1617-1634. Tính cộng cả Đàng Ngoài và Cao Miên vào cũng không bằng số lượng ở Đàng Trong.

Thái độ và hành động của chúa Nguyễn Hoàng vừa cho thấy sự cởi mở đến chân tình, khôn khéo đến tinh tế và cứng rắn đầy uy quyền đan xen nhau, điều này khiến cho Nhật Bản phải lưu tâm để có ý thức đầy đủ hơn trong các mối bang giao khu vực. Bằng chứng là ngay sau đó, Tokugawa đã khẳng định “thương gia Nhật Bản khi vượt biển đi buôn bán xa xôi, không được vi phạm chính trị ở những quốc gia đi đến” [33,tr.72]. Bước đầu là thái độ cởi mở, thiện chí hợp tác, giao hảo, sau khi thiết lập được quan hệ buôn bán đều đặn tốt đẹp chúa Nguyễn Hoàng tiếp tục tìm cách thúc đẩy ngoại thương phát triển và mong muốn duy trì mối quan hệ buôn bán dài lâu. Năm 1604, chúa Nguyễn Hoàng nhận Hunamoto Yabeije (thương gia và là đặc phái viên đầu tiên của

chính quyền Tokugawa tới Đàng Trong) làm con nuôi. Thái độ cởi mở, thân thiện đối với thương nhân nước ngoài của Nguyễn Hoàng sau này được các chúa kế thừa để mở cửa đối với thương nhân Trung Quốc, phương Tây và các nước Đông Nam Á khác.

Vào thời cầm quyền của chúa Nguyễn Hoàng, Đàng Trong đã có quan hệ đồng thời với nhiều quốc gia trong đó có những cường quốc lớn về thương mại biển. Chính nhờ những quan hệ hải thương đó mà Đàng Trong thu được lợi nhuận lớn trong việc buôn bán này bằng thuế hàng hóa và thuế hải khẩu… Nhờ nguồn lợi lớn này mà cuộc sống của bộ phận không nhỏ nhân dân được sung túc hơn. Ngoài ra việc xử lý thỏa đáng các mối quan hệ, thái độ chủ động, tư duy, thoáng mở với các nước của chúa Nguyễn Hoàng đã để lại cho những chúa kế nghiệp những kinh nghiệm quý báu trong quan hệ quốc tế. Điều đó cũng đã tạo nên một tiền lệ và cách thức xử lý phù hợp với các thương nhân và thế lực quốc tế khác khi đến buôn bán, đỗ thuyền và truyền bá tôn giáo.“Trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ nền kinh tế hải thương lại có quan hệ rộng

mở, đa dạng và phát triển hưng thịnh như giai đoạn thế kỷ XVI – XVII. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ cả ở Châu Âu và Châu Á đều đến và thiết lập quan hệ

trao đổi buôn bán với Đàng Trong” [31,tr.23].

Chính trên cơ sở tư duy mới rộng mở ấy, đặc biệt trong thời các chúa Nguyễn, tầm nhìn ra biển đã đưa đến một chuyển biến vô cùng quan trọng, thậm chí có thể coi là một bước ngoặt có tính quyết định trong lịch sử Việt Nam: biết nhìn ra biển lớn, tức cũng là biết nhìn ra toàn thế giới rộng lớn. Thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tạo ra được một thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế, chuyển từ kinh tế thuần nông truyền thống sang cơ cầu kinh tế lấy thương nghiệp làm chính, trong đó ngoại thương giữ vai trò trọng yếu. Chính cơ cấu kinh tế mới này đã tạo nên một “động lực lịch sử” kỳ lạ và kỳ diệu, khiến nếu từ Đèo Ngang đến đèo Ải Vân cha ông ta đã phải đi mất 600 năm, thì từ đèo Ải Vân đến Hà Tiên ta chỉ phải mất có 200 năm, mà lại không phải sử dụng lưỡi kiếm. Biển là tài nguyên, biển cũng là giao thông huyết mạch để vận chuyển tài nguyên. Biển trong đó có phần chủ quyền thiêng liêng, được truyền lại từ bao nghìn năm “thảm đạm kinh dinh”, “gian nan tiến thủ” của cha ông.

Như vậy, cùng với việc thực thi một chính sách khai mở, thu phục nhân tâm, khơi dậy và khuyến khích mọi nhân tố phát triển mới thì tầm nhìn hướng biển mạnh

mẽ đã tạo nên nền tảng căn bản giúp chúa Nguyễn có thể giữ vững và củng cố được vị thế vững chắc ở Đàng Trong.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 54)