Tổ chức xây dựng bộ máy quản lý dinh trấn Quảng Nam 1 Lập dinh trấn mớ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 33 - 37)

HOÀNG ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM (1570 1613)

2.2. Tổ chức xây dựng bộ máy quản lý dinh trấn Quảng Nam 1 Lập dinh trấn mớ

2.2.1. Lập dinh trấn mới

Thực tế lịch sử hơn 300 mở mang bờ cõi xuống phương Nam đã cho thấy đó là một q trình phức hợp giữa việc định cư, khai khẩn đất hoang, thiết lập cai trị và tổ chức chính quyền. Điều quan trọng đối với việc xác lập chủ quyền lãnh thổ không đơn thuần là chiếm cứ lãnh thổ mà phải xác lập chủ quyền một cách thường xuyên, liên tục và lâu dài. Đó là việc xác lập căn cứ chủ quyền, xây dựng bộ máy chính quyền, di chuyển dân cư và thực thi quyền lực nhà nước ở đó. Điều này, chúa Nguyễn Hồng là người hiểu rõ và chính là người thực thi các hoạt động, chính sách khai sáng cho thời kỳ dòng dõi các chúa Nguyễn mà việc lập dinh trấn mới là biểu hiện tiêu biểu. Ngồi Chính dinh đã được thiết lập ở Quảng Trị thời gian trước đó, để thực hiện những dự định lớn lao của mình, khi vào trấn thủ Quảng Nam dù ở dưới trướng vua Lê - chúa Trịnh nhưng việc tổ chức hành chính và xây dựng dinh phủ rất được chúa Tiên coi trọng. Bởi khi trong tay có cả hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam liền kề rộng lớn thì quyền lực cũng được tăng lên “mọi việc ở hai địa phương ấy không kể việc lớn nhỏ đều ủy thác cả cho quan trấn thủ” [37,tr.124].

Có được Quảng Nam khơng phải dễ dàng gì, nhờ có sách lược nội trị ngoại giao mềm dẻo và khéo léo nên chúa Tiên mới thành công trong việc xây dựng thực lực, giải tỏa mọi hiềm nghi từ họ Trịnh mà bước đầu là tạo dựng niềm tin và tranh thủ kiêm nốt Quảng Nam từ tay Nguyễn Bá Quýnh (1570). Mãi đến năm 1604, Chúa mới có quyết định lập dinh trấn mới, tức là sau 32 năm nhận chức trấn thủ Chúa mới đưa ra quyết định quan trọng này. Chúa đã để ý đến Quảng Nam từ lâu, quan tâm đến Quảng Nam từ sớm không chỉ bắt đầu từ sự kiện đi chơi núi Hải Vân, chỉ là đến thời điểm đó Chúa

mới có điều kiện đi thăm thú xem xét, kiểm chứng thêm để ra quyết định cuối cùng cho mảnh đất mà “Chúa thường để ý”. Vào năm 1602, chúa Tiên đi chơi núi Hải Vân, thấy một dãy núi cao chạy dài mấy trăm dặm theo chiều ngang chạy ra tận biển, Chúa khen rằng “chỗ này là đất yết hầu của miền Thuận Quảng” liền vượt qua núi xem xét hình

thể, dựng dinh trấn ở xã Cần Húc thuộc huyện Duy Xuyên, dinh trấn Quảng Nam chính là tiền thân của tỉnh lị Quảng Nam ngày nay. Cần Húc là một xã ở cực nam của huyện Điện Bàn, là bãi bồi ở hạ lưu Thu Bồn. Vì Cần Húc nằm về phía Đơng của dinh trấn Thanh Chiêm nên cịn được gọi là Vạn Đông về sau cải thành Văn Đông. Do Cần Húc nằm giữa sông về mùa mưa lũ hay bị sụt lở khơng được an tồn nên dinh trấn Quảng Nam sau đó được dời về Thanh Chiêm. Tuy nhiên có một số tài liệu cho rằng Cần Húc hay cịn được gọi là Cồn Úc khơng phải là dinh trấn đầu tiên của Quảng Nam mà chỉ là hành điện được chúa Nguyễn Hoàng cho dựng tạm để dừng thuyền nghỉ lại khi đi kinh lý Quảng Nam vào năm 1602. Dù là thế nào thì cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận và cần được nghiên cứu kỹ hơn bởi những dấu tích cịn để lại khá mờ nhạt và không đủ để hiện tại có thể nhận ra đó là dinh trấn hay chỉ là hành điện. Tuy nhiên Cần Húc vẫn được biết đến như là một dinh trấn nhiều hơn, đáng tin cậy và hợp lý hơn. Sẽ rất dễ nhầm lẫn hay băn khoăn khó hiểu tại sao địa danh Cần Húc lúc thuộc huyện Điện Bàn lúc thuộc huyện Duy Xuyên? Thực tế thì cùng với việc sát nhập vào Quảng Nam và nâng huyện Điện Bàn lên làm phủ vào năm 1604 chúa Nguyễn Hồng có cắt bớt phần đất của huyện Điện Bàn thời Lê đem sát nhập vào phủ Thăng Hoa. Chính vì vậy nên Cần Húc vốn là đất của huyện Điện Bàn lúc này nằm vào huyện Duy Xuyên thuộc phủ Thăng Hoa, sau này dưới thời Gia Long thì Cần Húc mới trở về với huyện Điện Bàn.

Trước khi đề cập đến việc chúa Nguyễn Hoàng lập dinh trấn mới, chúng ta thử nhìn lại một số địa điểm đặt dinh trấn thời gian trước đó. Thời gian từ 1471 - 1477 dinh trấn được đóng tại thành Đồ Bàn (kinh đơ cũ của Chiêm Thành) thuộc phủ Hoài Nhơn nay là Bình Định. Từ sau 1477 - 1527 dinh trấn Quảng Nam được dời sang Châu Sa (thành cũ của Chiêm Thành) nay thuộc Quảng Ngãi. Sau khi Mạc Đăng Dung lên ngôi (1527) liền cử Mạc Quyết vào trấn thủ Thuận Quảng, dinh trấn đặt tại xã Chánh Lộ bên bờ sông Trà Khúc thuộc Quảng Ngãi ngày nay. Dưới thời Lê Trung Hưng (1533-

1788), năm 1544 vua Lê Trang Tông cử Bùi Tá Hán làm tổng trấn Quảng Nam, lị sở đóng nơi thành cũ của quân Mạc, tức là xã Chánh Lộ bên bờ sông Trà Khúc.

Dinh trấn Quảng Nam được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng tại xã Thanh Chiêm (nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vào năm 1604 (hay còn gọi là dinh trấn Thanh Chiêm, thường được gọi tắt là Dinh Chiêm) tương đương với đơn vị cấp tỉnh ngày nay. Dinh trấn này mang tính quy mơ và hệ thống bao gồm thành trì, hành cung, nhà lao, gò xử, thành vệ, kho muối, kho chứa thóc tiền... thành đất chu vi ngồi khoảng 300 dặm sát bờ sơng Chợ Củi. Sau khi lập xong dinh trấn chúa Nguyễn Hoàng tiến hành xây dựng kho tàng chứa lương thực, sai con trai thứ sáu Nguyễn Phúc Nguyên ở lại trấn giữ, nhanh chóng đặt các chức quan để quản lý. Các quan chức đứng đầu như: trấn thủ, cai bạ, kỷ lục, dưới có một hay hai trong số ba ty tướng thần, xá sai, lệnh sử với một số nhân viên giúp việc. Đất Quảng Nam được hình thành mở rộng qua từng giai đoạn trải qua nhiều mốc lịch sử đáng nhớ. Có thể kể ra như năm 1306 cùng với lễ vu quy của công chúa Huyền Trân thì 2 châu Ơ và châu Lý được chính thức gia nhập vào lãnh thổ Đại Việt trong đó có một phần đất phía bắc của Quảng Nam được sát nhập vào Đại Việt. Vào thời nhà Hồ (1402), khoảng hai phần ba đất Quảng Nam đã thuộc về lãnh thổ Đại Việt. Dưới thời Lê Thánh Tơng (1471) thêm Quảng Ngãi, Bình Định và dưới thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng được bổ sung thêm phần phía Bắc là Điện Bàn tách từ Thuận Hóa (1604) và Nam là phủ Phú Yên (1611). Tuy nhiên, có thể khẳng định năm 1604 là sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt to lớn, là một quyết định mang tầm nhìn chiến lược tạo nên động lực cho sự phát triển và tiền đề để gặt hái những thành tựu cơ bản về sau này. Sự kiện này còn được Trần Quốc Vượng liên hệ so sánh đến sự kiện vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô về thành Thăng Long đồng thời chỉ ra điều tình cờ thú vị Thăng Long nằm ở hữu ngạn sông Hồng mà dinh trấn Thanh Chiêm ở hữu ngạn sông Chợ Củi từ đó khẳng định đặt dinh trấn ở Thanh Chiêm thể hiện “cái nhìn địa chính trị - địa chiến lược” [67,tr.38]. Quyết định này không chỉ đem lại thuận lợi rất lớn trong cơng tác quản lý hành chính, lãnh thổ, mà còn tạo điều kiện dẫn đến những phát triển vượt bậc về kinh tế và văn hóa của vùng đất Quảng Nam. Nếu như trước đây vua Lý Công Uẩn dời đô về thành Thăng Long, cho đến liên lục nhiều thế kỷ sau Thăng Long vẫn là kinh đô vững chãi của các triều đại

phong kiến (xét phạm vi cả nước) thì với quyết định thành lập dinh trấn mới ở Quảng Nam của chúa Nguyễn Hồng cũng có tác dụng và ý nghĩa khơng nhỏ (xét phạm vi ở vùng), từ khi thành lập đến về sau dinh trấn Thanh Chiêm luôn tỏ ra là nơi vững chắc, lâu bền và xứng đáng với danh xưng. Trước đây khi quyết định chọn Ái Tử lập dinh phủ, chúa Nguyễn Hoàng cũng thể hiện cách nhìn đáng khâm phục: “Việc đóng dinh

phủ ở Ái Tử là một quyết định mang tính sách lược chính trị, nhằm tránh khỏi những va chạm cần thiết và những bất lợi có thể xảy đến cho các thế lực bất mãn với chế độ và các thành phần phức tạp trên địa bàn Thuận Hóa gây ra” [62,tr.223].

Lập dinh trấn mới là quyết định quan trọng làm thay đổi bộ mặt của Quảng Nam, thiết lập dinh trấn mới mang lại những thuận lợi to lớn trong công tác quản lý hành chính lãnh thổ, tạo điều kiện dẫn đến những phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa của cả vùng đất Quảng Nam. Dinh trấn Thanh Chiêm là trung tâm điều hành hậu cần kinh tế, chỉ đạo tuyển dụng quân đội hùng mạnh, trung tâm quan hệ quốc tế và văn hóa của Quảng Nam và Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn, đóng vai trị hết sức quan trọng như một thủ phủ thứ hai của Đàng Trong đứng sau phủ chúa ở Thuận Hóa. Dinh Quảng Nam chỉ là dinh phụ so với chính dinh Thuận Hóa. Nhưng đóng vai trị là hậu dinh vững chắc cho chính dinh Thuận Hóa trong sự nghiệp chống Trịnh và là tiền dinh cho Thuận Hóa trong sự nghiệp Nam tiến. Dinh Quảng Nam có những đóng góp hết sức to lớn trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, qn sự, ngoại giao. Lập dinh trấn mới là một việc, làm gì để dinh trấn ổn định phát triển mới là quan trọng hơn. Và chúa Tiên đã gắn kết được hai vấn đề đó. Dinh trấn Thanh Chiêm cịn trở thành nơi đào luyện các chúa Nguyễn tương lai, là nơi để các thế tử thực tập làm chính sự để nối ngôi chúa. Các thế tử qua nhiều năm cai quản dinh Quảng Nam đã rút được những kinh nghiệm quý giá trong việc điều hành chính sự nên khi lên nối ngôi chúa sẽ vững vàng, đầy bản lĩnh, tự tin và có kinh nghiệm. Dinh trấn Thanh Chiêm trở thành là cơ quan đầu não, trực tiếp giao thiệp với người nước ngoài. “Từ khi dinh trấn Quảng Nam được

thành lập việc giao thương với nước ngoài phát triển mạnh mẽ. Với chính sách thơng thống, cởi mở với nước ngoài chúa Tiên đã tạo điều kiện cho Quảng Nam phát triển

thành vùng đất giàu có bậc nhất của xứ Đàng Trong đóng góp rất lớn vào ngân sách

Quảng Nam có đóng góp quan trọng từ nhân tài đến vật lực cho công cuộc mở rộng về phương Nam. Trong khoảng thời gian này trực tiếp là cuộc Nam tiến của chúa Tiên Nguyễn Hoàng qua xâm lấn biên giới Chiêm Thành lập ra phủ Phú Yên. Và khi xây dựng kinh tế - văn hóa - xã hội ở vùng đất mới này, chúa Nguyễn đã vận dụng những kinh nghiệm tích lũy được ở Quảng Nam. Khía cạnh thứ hai vừa gắn chặt với khía cạnh thứ nhất, vừa là một “bước tiến thủ” mới “mở rộng hy vọng cho tương lai”. Bởi có một triết lý thấu suốt: chỉ có thể giữ bằng cách mở, giữ để mà mở, mở để mà giữ. Phải mở rộng hy vọng cho tương lai thì mới có thể tồn tại. Tồn tại bao giờ cũng có nghĩa là phát triển mà đi về Nam là phát triển, là mở cõi, mở đất và mở tầm nhìn.

Như vậy, chúa Tiên không chỉ thể hiện vai trị to lớn của mình trong việc lập dinh trấn mới mà còn biến dinh trấn ấy thành nơi phát triển trù phú, thành tiền phương và hậu cứ vững chắc trong công cuộc xây dựng và mở rộng lãnh thổ Đàng Trong. Chính quyết định thiết lập dinh trấn mới đã đem lại những thuận lợi to lớn cơ bản trong công tác quản lý hành chính lãnh thổ và tạo điều kiện dẫn đến những phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa của cả vùng đất Quảng Nam. Dinh trấn Quảng Nam quả thực là sản phẩm của tầm nhìn và quyết sách chiến lược của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)