Phát triển thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 44 - 45)

HOÀNG ĐỐI VỚI VÙNG ĐẤT QUẢNG NAM (1570 1613)

2.3.2.Phát triển thủ công nghiệp

Một khi đã có mưu toan cho sự nghiệp xây dựng giang sơn riêng, xây dựng cơ đồ cho con cháu sau này thì địi hỏi chúa Tiên phải có những chính sách, biện pháp thích hợp vừa tận dụng, khai thác được tiềm lực của xứ sở, vừa tạo được động lực thúc đẩy các yếu tố khác song song phát triển. Trong hoàn cảnh đó, chúa Tiên đã lựa chọn cách hướng ra biển để đảm bảo cho sự tồn tại lâu bền. Để hướng ra biển hiệu quả dĩ nhiên phải tiến hành giao thương tích cực. Để giao thương khơng thể khơng có các sản phẩm thủ cơng nghiệp. Như vậy khơng chỉ xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân mà cịn vì lý do giao thương với người nước ngồi nên thủ cơng nghiệp ở Quảng Nam được chúa Nguyễn Hoàng quan tâm đẩy mạnh phát triển.

Dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, thủ công nghiệp bắt đầu được manh nha hình thành theo hai hướng, dù còn sơ khai nhưng vẫn thấy rõ hai bộ phận gồm thủ công nghiệp dân gian và thủ công nghiệp nhà nước. Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước chủ yếu gồm hệ thống quan xưởng phục vụ chốn dinh phủ, tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu của mình với các sản phẩm như: phẩm phục quan lại, đồ trang sức, gạch ngói... Dù dùng niên hiệu của nhà Lê nhưng điều đặc biệt là chúa Tiên vẫn cho đúc tiền riêng.

“Một vài loại tiền cùng một niên hiệu và đã được các nhà nghiên cứu giám định là của Thái Tổ Nguyễn Hồng đúc có 3 dịng chính chưa khám phá được [30,tr.2]. Trong hoàn cảnh đầy phức tạp và nhạy cảm, chúa Tiên đã tận dụng khai thác các ngành nghề thủ công truyền thống tại địa phương. Thủ công nghiệp dân gian có bước phát triển đáng kể và đây chính là bộ phận chủ yếu làm nên diện mạo hưng khởi của nền kinh tế hàng hóa. Các ngành thủ cơng trong dân gian có điều kiện hình thành, phát triển. Có thể kể ra một số ngành thủ công thời kỳ này như: nghề luyện kim, rèn sắt, làm gốm, dệt… Sự phát triển nghề thủ công luyện kim, rèn sắt, đáp ứng nhu cầu của làng xã trong công cuộc khai hoang vùng đất mới. Bởi “lực lượng lao động tăng cường nhu cầu về phương tiện công cụ lao động…đồ dùng bằng sắt đặt ra lớn. Việc tìm quặng nấu sắt để rèn cơng cụ vũ khí thơ sơ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trở nên bức thiết”

[56,tr.101]. Vốn nghề luyện kim đã có từ trước đến lúc gặp làn sóng di cư khai phá đất đai thì nhu cầu về công cụ lao động nhiều và sắc bén trở nên bức thiết. Sự xuất hiện các

điểm khai thác quặng, nấu rèn sắt... phổ biến. Quảng Nam còn nổi tiếng với nghề gốm, đường ăn, khai thác mỏ vàng. Nghề làm đường phát triển mạnh nhất ở Quảng Nam, lái bn nước ngồi khen đường ở Quảng Nam thuộc loại “đẹp nhất vùng Ấn Độ”, hạt trắng và mịn hạt, đường phèn thì trong suốt, tinh khiết, chất lượng tốt. Ngoài ra, nghề dệt sa, gấm tinh xảo nổi tiếng ở Phú Châu (Điện Bàn), dệt chiếu hoa ở xã Hoa Sơn, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn. Những người thợ làm cùng một nghề bắt đầu có xu hướng ở chung một làng, hình thành nên những làng thủ công chuyên một nghề như nghề rèn, mộc, dệt vải, kéo tơ, đúc chuông, dệt chiếu, làm gốm, làm đồ trang sức, làm đá, chạm trổ… Thời kỳ này xuất hiện nhiều làng thủ công nhưng vẫn không tách rời hẳn với nông nghiệp. Thủ công nghiệp đóng vai trị là nghề bổ trợ cho nông nghiệp. Nông nghiệp vẫn đóng vai trị chủ đạo, trọng tâm.

Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII nền kinh tế Quảng Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, thủ cơng nghiệp thời kỳ này cũng được chúa Nguyễn Hoàng quan tâm phát triển. Tuy còn khá sơ sài so với giai đoạn nửa sau thế kỷ XVII nhưng vẫn có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ở các chúa đời sau. Chính sự phát triển kinh tế đó, trực tiếp là kinh tế hàng hóa tạo cơ sở và tác nhân bên trong rất quan trọng dẫn đến sự xuất hiện một loạt đô thị và thương cảng trong đó có Hội An. Với vị trí và điều kiện thuận lợi, Hội An sớm trở thành trung tâm kinh tế mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử - Vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Quảng Nam (Trang 44 - 45)