Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN cấp THOÁT nước KIÊN GIANG (Trang 59 - 140)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

3.4.1. Làm sạch dữ liệu

Các bảng câu hỏi sau khi phỏng vấn xong được kiểm tra lỗi, rà soát trước khi nhập. Xem lại các bảng câu hỏi mà người được phỏng vấn hiểu sai câu hỏi và trả lời sai ý. Số liệu sau khi nhập vào máy tính được kiểm tra lỗi nhập dữ liệu, xem có sai hay sót, thừa mục nào không, loại bỏ những quan sát có điểm số bất thường bằng các phép kiểm định thống kê mô tả qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến.

3.4.2. Mô tả mẫu

Thời điểm bắt đầu gửi bảng câu hỏi và nhận bảng trả lời được bắt đầu từ ngày 03 tháng 10 năm 2011 và kết thúc vào ngày 03 tháng 11 năm 2011. Sau khi thu lại bảng câu hỏi, trước khi được đi xử lý và phân tích, các dữ liệu đã được sàn lọc và các câu trả lời không phù hợp đã bị loại. Số phiếu phát ra 225 phiếu, được phân phát dưới hai hình thức trong đó phát tại các phòng, ban khối văn phòng, số phiếu còn lại gửi cho trưởng trạm hoặc phó trạm (tại các huyện thị) gửi cho người lao động mình sau đó thu lại. Đến hết ngày nhận trả lời bảng câu hỏi, đã thu nhận được 204 phiếu. Tuy nhiên qua kiểm tra sơ bộ đã có 2 phiếu không trả lời, 1 phiếu có 5 item không trả lời, vì vậy 03 phiếu này bị loại. Khi tiến hành nhập dữ liệu vào máy đã phát hiện thêm 3 phiếu trả lời có 2 lựa chọn trong cùng một mục hỏi nên 3 phiếu này cũng bị loại. Còn lại 198 phiếu được nhập vào máy để kiểm tra số liệu.

3.4.3. Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo 3.4.3.1. Hệ số Cronbach’s Alpha 3.4.3.1. Hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), hệ số này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai của từng item và tính tương quan của từng item với điểm của tổng các item còn lại của phép đo.

- Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1997; Slater, 1995 dẫn theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì hệ số alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

- Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy đảm bảo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), các item có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo. 3.4.3.2. Phân tích nhân tố phám phá (EFA)

Phương pháp phân tích phám khá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng để đánh giá độ giá trị của thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue ≥ 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các item, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.4, tổng phương sai trích ≥ .50, hệ số của phép thử KMO (Kaiser- Meyer-Olkin of Sampling Adeqacy) > 0.05 (Hair và cộng sự, 2006 dẫn theo Lê Văn Huy, 2009).

3.4.4. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ,

giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Do đó, để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (Mean) đánh giá mức độ thỏa mãn đối với từng yếu tố và sự thỏa mãn chung được quy ước:

- Mean < 3.00 mức thấp - Mean = 3.00 – 3.24 mức trung bình - Mean = 3.25 – 3.49 mức trung bình khá - Mean = 3.50 – 3.74 mức khá cao - Mean = 3.75 – 3.99 mức cao - Mean >4.00 mức rất cao

3.4.5. Kiểm định giải thích đo lường mức độ thỏa mãn

3.4.5.1. Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient)

Hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Nhìn chung r được sử dụng để kiểm tra liên hệ giữa những biến định lượng. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau, ngược lại nếu hệ số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối.

-1 ≤ r + ≤ 1

Diễn giải hệ số tương quan (r): (Fraenkel & Wallen, 2006)

từ +.75 đến + 1.0 có mối quan hệ rất chặt chẽ từ +.50 đến +.75 có mối quan hệ chặt chẽ vừa phải từ +.25 đến +.50 có mối quan hệ yếu

từ +.00 đến +.25 có mối quan hệ kém chặt chẽ

Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. (giá trị của r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến chưa hẳn có nghĩa là 2 biến đó không có mối liên hệ. Do đó hệ số tương quan tuyến tính chỉ nên được sử dụng để biểu thị mức độ chặt chẽ của liên hệ tương quan tuyến tính. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Hệ số tương quan Pearson là loại đo lường tương quan được sử dụng nhiều nhất trong khoa học xã hội khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến khoảng cách/tỷ lệ. Trong

nghiên cứu này, hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động.

Hầu hết theo các nhà nghiên cứu, kích cỡ mẫu tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một nghiên cứu tương quan không được dưới 30 (Fraenkel & Wallen, 2006). Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập từ 198 trường hợp vì vậy điều kiện ràng buộc về phân phối chuẩn của dữ liệu có thể bỏ qua khi thực hiện kiểm định ý nghĩa thống kê cho hệ số tương quan r.

Để kiểm định giả thuyết theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thỏa mãn chung và các yếu tố ảnh hưởng, đề tài sử dụng phép kiểm định t của Student (T-Test) kết hợp với đồ thị phân tán (Scatterplots) tìm ra ý nghĩa thống kê khi phản ánh mối quan hệ thật sự trong tổng thể nghiên cứu.

3.4.5.2. Phân tích phương sai ANOVA

Kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được áp dụng trong nghiên cứu này để tìm ra ý nghĩa thống kê của những khác biệt trung bình giữa biến phụ thuộc là sự hài lòng chung và các biến độc lập thuộc đặc tính từng cá nhân như: giới tính, tuổi tác, trình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thời gian công tác, vị trí công tác, đơn vị công tác và thu nhập của người lao động.

- Trước khi tiến hành phân tích ANOVA, tiêu chuẩn Levene được tiến hành để kiểm tra giả thuyết bằng nhau của phương sai trong các nhóm với xác suất ý nghĩa Significance là 5%. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa lớn hơn 5% thì chấp nhận tính bằng nhau của các phương sai nhóm.

Tiêu chuẩn Fishier F trong phép phân tích phương sai ANOVA với mốc để so sánh các xác suất ý nghĩa Sig. là 5% được áp dụng. Trong phép kiểm định này, nếu xác suất ý nghĩa nhỏ hơn 5% thì ta có quyền bác bỏ giả thuyết.

3.4.5.3. Phân tích hồi quy tuyến tính

Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy để dự đoán cường độ tác động của các yếu tố thỏa mãn công việc đến sự thỏa mãn chung của người lao động. Biến phụ thuộc là yếu tố “mức độ thỏa mãn công việc” và biến độc lập là các yếu tố thỏa mãn được rút ra từ quá trình phân tích EFA và kiểm định với mức ý nghĩa 5%. Mô hình dự đoán có thể là:

Trong đó:

Yi = biến phụ thuộc (mức độ thỏa mãn công việc của người lao động) Xk = các biến độc lập (các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc) β0 = hằng số

βk = các hệ số hồi quy (i > 0)

εi = thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

Biến phụ thuộc là yếu tố sự thỏa mãn chung và biến độc lập là các yếu tố hài lòng được rút ra từ quá trình phân tích nhân tố EFA và có ý nghĩa trong phân tích tương quan Pearson. Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp Enter, trong đó biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc nói chung, biến độc lập dự kiến là sự thỏa mãn đối với lương và phúc lợi, cơ hội đào tạo thăng tiến, quan điểm và thái độ của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, đặc điểm công việc và điều kiện làm việc.

Trong phương pháp này , hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, dò tìm sự vi phạm của giả định trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

Tóm tắt

Trong chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện theo hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ với phương pháp thảo luận nhóm nhằm khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc ngoài những yếu tố được đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất và chỉnh sửa, bổ sung các thuộc tính đo lường. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn. Thang đo lường sự hài lòng công việc của người lao động gồm 34

mục hỏi trong 6 yếu tố và một yếu tố “sự thỏa mãn chung” được xem là yếu tố kết quả về sự thỏa mãn của người lao động đối với công việc. Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS phiên bản 16.0 được sử dụng để mô tả dữ liệu, đánh giá độ tin cậy, độ tin cậy của thang đo lường cũng như thực hiện các thống kê suy luận khác. Chương tiếp theo sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và trình bày các kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

Tiếp theo chương phương pháp nghiên cứu, chương này sẽ phân tích và đưa ra các kết quả về đối tượng nghiên cứu, kết quả đánh giá về độ tin cậy, độ giá trị của thang đo, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động đối với công việc và cuối cùng là kết quả về cường độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của người lao động đối với công việc.

4.1. Dữ liệu thu thập được

Tổng số người lao động tham gia trả lời hợp lệ là 198 người chiếm 92,00% trên tổng số phiếu phát ra. Tỷ lệ người lao động tham gia trả lời trên tổng số người lao động tham gia trả lời hợp lệ phân bố tại các phòng ban như sau:

Bảng 3.8. Tỷ lệ người lao động trả lời bảng câu hỏi

Các bộ phận Số NLĐ tại phòng ban Số BCH thu về Tỷ lệ (%) Văn phòng Cty 14 8 57,14

Phòng Lao động và Tiền lương 4 2 50,00

Phòng Chống thất thoát nước 9 5 50,56

Phòng Kế toán 12 7 58,33

Phòng Kỹ thuật 15 9 60,00

Phòng Kinh doanh 19 11 57,89

Các BQL Dự án 15 9 60,00

Nhà máy và Đội thi công 39 20 51,28

Phân xưởng sửa chữa 18 10 55,56

Xí nghiệp cấp nước Hà Tiên 37 20 54,00

Chi nhánh Cấp nước số 1 22 11 50,00

Chi nhánh Cấp nước số 2 12 7 58,33

Chi nhánh Cấp nước số 3 27 15 55,56

Chi nhánh Cấp nước số 4 13 7 53,85

Trạm Cấp nước Tân Hiệp 12 6 50,00

Trạm Cấp nước Châu Thành 16 8 50,00

Trạm Cấp nước Giồng Riềng 12 6 50,00

Trạm Cấp nước Hòn Đất 9 5 55,56

Trạm Cấp nước Hòn Chông 26 15 57,69

Trạm Cấp nước Phú Quốc 19 10 52,63

Tổng 364 198 54,40

- Xét về giới tính, mẫu khảo sát có 155 người lao động là nam chiếm 78,3% tổng số người lao động tham gia trả lời hợp lệ, số người lao động nữ là 43 người chiếm 21,7% (Số lượng nam tại công ty là 318 người, chiếm 86.18%, nữ 51 người chiếm 13.82%).

Nữ 21.7%

Nam 78.3%

Biểu đồ 4.1. Mẫu phân chia theo giới tính

- Đa số người tham gia trả lời đều ở nhóm tuổi nhỏ hơn 30 tuổi có 66 người (33,3%), kế đến là nhóm từ 31 đến 35 tuổi có 50 người (25,3%), từ 36 đến 40 tuổi có 35 người (17,7%), và cuối cùng là nhóm tuổi trên 41 có 47 người (23,7%).

Biểu đồ 4.2. Mẫu phân chia theo độ tuổi

sau đại học là 49 người (24,7%), cao đẳng và trung cấp là 70 người (35,4%), sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 57 người (28,8%), lao động phổ thông là 22 người (11,1%).

- Xét về thời gian công tác, có 57 người lao động (28,8%) có thời gian làm việc dưới 5 năm, có 70 người lao động (35,4%) có thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm, có 35 người lao động (17,7%) có thời gian làm việc từ 10 đến 15 năm và cuối cùng là có 36 người lao động (18,2%) có thời gian làm việc trên 15 năm.

- Phân bổ thu nhập trên một tháng của các đối tượng tham gia trả lời trong mẫu khảo sát là 36 người lao động (18,2%) có thu nhập dưới 3 triệu đồng, 75 người lao động (37,9%) có thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng, 41 người lao động (20,7%) có thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng, 46 người lao động (23,3%) có thu nhập trên 5 triệu đồng.

- Số người lao động tham gia trả lời mẫu khảo sát đã có gia đình là 127 người (64,1%) và độc thân là 71 người (35,9%).

- Đơn vị công tác tại công ty có 61 người (30,8%) tham gia trả lời là người lao động khối văn phòng, 88 người (44,4%) tham gia trả lời là người lao động chi nhánh, tuyến huyện, 49 người (24,7%) tham gia trả lời là người lao động tại xí nghiệp, nhà máy, phân xưởng.

- Cuối cùng, xét theo vị trí công tác, đối tượng tham gia trả lời là trưởng phòng và phó giám đốc các Ban quản lý dự án, giám đốc xí nghiệp và quản đốc nhà máy có 12 người chiếm 6,1%, phó phòng và trưởng các đơn vị tuyến huyện, trưởng các chi nhánh có 18 người (9,1%), phó trạm và tổ trưởng các phòng ban là 16 người (8,1%), đa số là người lao động khác có 152 người (76,8%). Với mẫu như vậy đã đảm bảo tính đại diện cho tổng thể gồm 369 nhân viên của công ty.

4.2. Đánh giá thang đo

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ cụ thể là hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến này có hệ số tương quan tổng biến (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 1995).

4.2.1. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha 4.2.1.1. Thang đo lương và phúc lợi

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN cấp THOÁT nước KIÊN GIANG (Trang 59 - 140)