Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN cấp THOÁT nước KIÊN GIANG (Trang 67 - 72)

6. Cấu trúc của luận văn

4.2.1. Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha

4.2.1.1. Thang đo lương và phúc lợi

trình bày trong bảng 4.1.

- Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo lương và phúc lợi là .876 (>.60) Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ .663 đến .824 (>.30). Ta thấy nếu bỏ đi bất cứ biến nào trong nhân tố này thì hệ số alpha đều giảm. Ngoài ra với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4 nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Bảng 4.1. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo lương và phúc lợi Mục hỏi Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến LUONG1 14.4495 9.853 .751 .842 LUONG2 14.5101 10.180 .709 .850 LUONG3 14.7475 10.779 .640 .862 LUONG4 14.4596 9.407 .824 .827 LUONG5 14.0808 11.689 .663 .860 Cronbach’s alpha = .876 4.2.1.2. Thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến

Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s alpha thang đo đào tạo và thăng tiến được trình bày trong bảng 4.2.

- Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo cơ hội đào tạo và thăng tiến là .937 (>.60) Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ .648 đến .872 (>.30). Thang đo nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến có nhiều biến nhất so với các nhân tố khác và cũng là nhân tố có hệ số Cronbach’s alpha cao nhất đạt .937 với các hệ số tương quan biến tổng khá cao nên tất cả các biến đều được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Bảng 4.2. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo đào tạo và thăng tiến Mục hỏi Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

DAOTAO1 16.2727 20.372 .648 .941 DAOTAO2 16.3990 19.195 .770 .931 DAOTAO3 16.4646 19.265 .827 .925 DAOTAO4 16.4444 18.472 .848 .923 DAOTAO5 16.4798 20.403 .831 .926 DAOTAO6 16.4899 20.343 .818 .927 DAOTAO7 16.6010 18.820 .872 .920 Cronbach’s alpha = .937

4.2.1.3. Thang đo quan điểm và thái độ của cấp trên

Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s alpha thang đo quan điểm và thái độ của cấp trên được trình bày trong bảng 4.3.

- Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo quan điểm và thái độ của cấp trên là .875 (>.60) có hệ số alpha cao thứ hai trong sáu nhân tố. Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ .589 đến .769 (>.30). Tuy vậy, ta cũng nhận ra có một biến “Tôi không gặp khó khăn gì trong việc trao đổi và giao tiếp với cấp trên” có hệ số tương quan biến tổng (.589) nhỏ hơn các biến khác. Vì vậy ta sẽ kiểm tra lại việc loại bỏ biến này có phù hợp không ở phần phân tích nhân tố.

Bảng 4.3. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo quan điểm và thái độ của cấp trên Mục hỏi Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến LANHDAO1 16.1313 10.622 .589 .867 LANHDAO2 16.5556 9.385 .684 .853 LANHDAO3 16.4343 9.445 .695 .850 LANHDAO4 16.4949 9.317 .769 .837 LANHDAO5 16.2525 9.662 .687 .852 LANHDAO6 16.3636 10.263 .650 .858 Cronbach’s alpha = .875

4.2.1.4. Thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp

Kết quả đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s alpha thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp được trình bày trong bảng 4.4.

- Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp là .833 (>.60) Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ .509 đến .741 (>.30) với các hệ số tương quan biến tổng khá cao ngoại trừ biến đầu tiên “Đồng nghiệp của tôi luôn hỗ trợ, cho tôi lời khuyên khi cần thiết” có hệ số tương quan biến tổng chỉ đạt .509 và biến thứ hai “Đồng nghiệp là người thân thiện, dễ gần và hòa đồng” có hệ số tương quan biến tổng chỉ đạt .563. Hai biến này cũng có hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất so với các biến khác và chúng có bị loại bỏ hay không ta sẽ tiếp tục xem xét ở phân tích nhân tố.

Bảng 4.4. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo với đồng nghiệp Mục hỏi Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến DONGNG1 13.8182 4.596 .509 .834 DONGNG2 13.6465 4.585 .563 .818 DONGNG3 13.8636 4.118 .646 .797 DONGNG4 14.0303 4.121 .717 .776 DONGNG5 14.1364 4.108 .741 .769 Cronbach’s alpha = .833

4.2.1.5. Thang đo đặc điểm công việc

Kết quả đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s alpha thang đo đặc điểm công việc được trình bày trong bảng 4.5.

- Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo đặc điểm công việc là .843 (>.60) Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ .575 đến .688 (>.30) đều khá cao và đồng đều. Đây là nhân tố có các biến đo lường có nhiều biến cần được xem xét ở phần phân tích nhân tố . Tất cả các biến đều được giữ lại.

Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo tính chất đặc điểm công việc Mục hỏi Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

CONGVI1 16.9444 8.103 .575 .826 CONGVI2 16.5152 8.139 .638 .815 CONGVI3 16.5960 8.364 .581 .825 CONGVI4 16.9394 7.509 .688 .804 CONGVI5 17.0707 7.701 .595 .824 CONGVI6 16.8939 7.973 .668 .809 Cronbach’s alpha = .843

4.2.1.6. Thang đo điều kiện làm việc

Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s alpha thang đo điều kiện làm việc được trình bày trong bảng 4.6.

- Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo điều kiện làm việc là .753 (>.60) Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ .426 đến .633 (>.30).Tuy hệ số tương quan biến tổng thấp nhất so với các biến của các nhân tố khác nhưng để đánh giá mức độ tin cậy ta sẽ phân tích ở phần phân tích tiếp theo đó là phân tích nhân tố.

Bảng 4.6. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo điều kiện làm việc Mục hỏi Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

DIEUKIEN1 13.4040 5.907 .546 .703 DIEUKIEN2 13.6465 5.143 .633 .664 DIEUKIEN3 13.6818 5.233 .547 .698 DIEUKIEN4 13.6515 5.812 .459 .729 DIEUKIEN5 13.4545 5.772 .426 .743 Cronbach’s alpha = .753

4.2.1.7. Thang đo điều kiện thỏa mãn chung

Kết quả về đo lường hệ số tin cậy bằng Cronbach’s alpha thang đo thỏa mãn chung được trình bày trong bảng 4.7.

- Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của thang đo thỏa mãn chung là .901 (>.60) đây là hệ số alpha cao. Các hệ số tương quan biến tổng dao động từ .539 đến .834 (>.30) cho thấy các nhân tố có liên hệ khá chặt chẽ và phản ánh được cùng một khái niệm, đó là sự thỏa mãn công việc nói chung.

Bảng 4.7. Kết quả Cronbach’s alpha thang đo sự thoả mãn chung Mục hỏi Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến- tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

THOAMAN1 19.1263 13.268 .733 .886 THOAMAN2 19.2626 13.149 .732 .887 THOAMAN3 18.5000 15.175 .674 .891 THOAMAN4 18.2273 16.024 .539 .904 THOAMAN5 18.5859 14.284 .795 .878 THOAMAN6 18.5303 14.849 .717 .887 THOAMAN7 18.5859 14.010 .834 .873 Cronbach’s alpha = .901

Phần 4.1 đã trình bày kết quả đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s alpha. Kết quả cho thấy, các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy. Cụ thể: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha của các thang đo yếu tố thỏa mãn dao động từ .753 đến .937 cao hơn mức cho phép (.60), hệ số tương quan biến tổng của các mục hỏi trong mỗi thang đo dao động từ .426 đến .872 cao hơn mức yêu cầu (.30). Các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN cấp THOÁT nước KIÊN GIANG (Trang 67 - 72)