Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN cấp THOÁT nước KIÊN GIANG (Trang 72 - 74)

6. Cấu trúc của luận văn

4.2.2. Phân tích nhân tố EFA

Sau khi phân tích Cronbach’s alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá cao và đều lớn hơn 0.60, các hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0.30, vì vậy tất cả các biến được chấp nhận. Do đó, 34 biến được đưa vào phân tích nhân tố. Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.40 sẽ bị loại. Phương pháp tính hệ số sử dụng Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue l ớ n h ơ n 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích phải bằng hoặc lớn hơn 50%. Quá trình phân tích nhân tố để loại các biến trong nghiên cứu này được thực hiện như sau: 34 thành phần được đưa vào phân tích nhân tố có 6 nhân tố được tạo ra. Tổng phương sai trích = 65.52% cho biết 6 nhân tố này giải thích được 65.52% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO = 0.933 (>0.5) do đó đã đạt yêu cầu. Tuy nhiên nhận thấy có 7 biến có hệ số truyền tải (loading factor) nhỏ hơn 0.50 (xem phụ lục A3). Sau khi bỏ lần lượt các biến theo thứ tự về tầm quan trọng, kết quả cho ra năm nhân tố với khả năng giải thích 66.88% và được trình bày như bảng:

Bảng 4.8. Kết quả EFA của mô hình

Nhân tố 1 2 3 4 5 DAOTAO7 .833 DAOTAO4 .801 LUONG1 .790 DAOTAO3 .772 LUONG4 .768 DAOTAO2 .758 DAOTAO6 .754 DAOTAO5 .747 LUONG2 .722 DAOTAO1 .691 LUONG3 .665 LUONG5 .650 LANHDAO2 .769 LANHDAO4 .716 LANHDAO3 .645 LANHDAO6 .560 LANHDAO5 .450 .525 DIEUKIEN2 .734 DIEUKIEN3 .686 DIEUKIEN1 .624

DIEUKIEN5 .616 DIEUKIEN4 .587 DONGNG5 .919 DONGNG4 .891 DONGNG3 .619 CONGVI3 .825 CONGVI2 .776 Eigenvalues 28.068 11.611 10.638 9.768 6.791 Phương sai trích 11.458 2.662 1.651 1.275 1.011

Đặt tên các nhân tố: Việc đặt tên các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra

các biến quan sát có hệ số truyền tải (loading factor) lớn nằm trong cùng một nhân tố. Như vậy nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó. Ma trận nhân tố sau khi xoay (bảng 4.8).

F1= Lương và Đào tạo

= Mean (LUONG1, LUONG2, LUONG3, LUONG4, LUONG5, DAOTAO1, DAOTAO2, DAOTAO3, DAOTAO4, DAOTAO5, DAOTAO6, DAOTAO7)

F2 = Quan điểm và thái độ của cấp trên

= Mean (LANHDAO2, LANHDAO3, LANHDAO4, LANHDAO5, LANHDAO6) F3 = Điều kiện làm việc

= Mean (DIEUKIEN1, DIEUKIEN2, DIEUKIEN3, DIEUKIEN4, DIEUKIEN5) F4 = Mối quan hệ với đồng nghiệp

= Mean (DONGNG3, DONGNG4, DONGNG5) F5 = Đặc điểm công việc

= Mean (CONGVI2, CONGVI3) OS = Thỏa mãn chung

= Mean (THOAMAN1, THOAMAN2, THOAMAN3, THOAMAN4, THOAMAN5, THOAMAN6, THOAMAN7)

Như vậy, sau phần phân tích nhân tố này, chọn ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc, đó là sự thỏa mãn đối với lương và đào tạo, quan điểm và thái độ của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, điều kiện làm việc và đặc điểm công việc để đưa vào phân tích hồi quy.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG sự THỎA mãn CÔNG VIỆC của NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn một THÀNH VIÊN cấp THOÁT nước KIÊN GIANG (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)