Hạn mức giao đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Đất đai: Phần 2 - ThS. Lê Thị Phúc và Thân Văn Tài (Trang 69 - 71)

2. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NHĨM ĐẤT NƠNG NGHIỆP 1 Nguyên tắc trong giao đất, cho thuê đất nông nghiệp

2.4. Hạn mức giao đất nông nghiệp

Trong lịch sử Việt Nam, thời kỳ phong kiến đã xuất hiện khái niệm “hạn mức đất” (hạn điền). Đây là một chính sách mà các triều đại phong kiến rất quan tâm. Tuy nhiên, cần phải phân biệt khái niệm hạn mức đất và hạn mức giao đất là hai vấn đề có bản chất và ý nghĩa khác nhau. Việc quy định hạn mức giao đất nơng nghiệp góp phần bảo đảm sự hài hòa trong việc sử dụng đất giữa các địa phương, các vùng miền trong cả nước, hạn chế việc tích tụ tư liệu sản xuất trong xã hội, một nguyên nhân của phân hóa giàu nghèo, bất cơng xã hội, đi ngược lại nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, hạn mức giao đất cũng bảo đảm sự giao lưu quyền sự dụng đất được phát triển tương đối độc lập trong thị trường bất động sản để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Hạn mức giao đất nông nghiệp được hiểu là diện tích đất nơng nghiệp tối đa mà người sử dụng đất được phép sử dụng trên cơ sở Nhà nước giao.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 70 Luật Đất đai, hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như sau:

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q ba (03) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá hai (02) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất ni trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi lăm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá hai mươi lăm héc ta.

Hạn mức giao đất trồng, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất tương ứng với loại đất đã nêu trên và khơng tính vào hạn mức giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.

Như vậy, với việc quy định hạn mức giao đất, một mặt, Nhà nước đã bảo đảm sự cân đối trong việc phân phối đất nông nghiệp đã quy

hoạch. Mặt khác, vẫn khuyến khích người sử dụng đất khai hoang, lấn biển, nhằm mở rộng diện tích đất nơng nghiệp, biến tiềm năng của đất trở thành khả năng sử dụng.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Đất đai: Phần 2 - ThS. Lê Thị Phúc và Thân Văn Tài (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)