Quy định về tài chính đất đai và giá đất

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Đất đai: Phần 2 - ThS. Lê Thị Phúc và Thân Văn Tài (Trang 43 - 45)

Các quy định tại Mục 6 Chương 2 Luật Đất đai năm 2003 về tài chính đất đai và giá đất là vấn đề hồn toàn mới lần đầu tiên được đề cập một cách có hệ thống so với Luật Đất đai năm 1993 (tại Điều 12) và sau đó được sửa đổi, bổ sung năm 2001 mới xác định vai trị của chính phủ trong việc quy định nguyên tắc, phương pháp và khung giá cho tùng vùng và từng thời gian để áp dụng thu các khoản nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Các quy định đó mới chỉ thể hiện được các biện pháp hành chính trong quản lý giá đất mà chưa thể hiện nội dung kinh tế trong quản lý đất đai nói chung và quả lý giá đất nói riêng.

Cơ chế tài chính đối với nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai: Theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai năm 2003 và các quy định cụ thể hóa về tài chính đất đai thì khoản thu từ đất đai cho ngân sách Nhà nước gồm chính khoản sắp xếp theo 3 nhóm lớn với trình tự các khâu là: Giao đất, sử dụng đất và thuế từ đất đai.

- Các khoản thu từ việc cấp quyền sử dụng đất:

Khi được nhà nước giao đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính sau:

- Nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền theo quy dịnh tại điều 34 Luật Đất đai năm 2003 và khi được nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thuộc đối tượng phải nộp tiền theo quy định tại Điều 36 Luật Đất đai năm 2003;

- Nộp lệ phí địa chính và địa giới hành chính (khi nhà nước thu hồi đất để giao cho người khác thì thu tiền của người được giao đất, bồi thường cho người có đất bị thu hồi).

đất, người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước các khoản thu đó gồm:

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất dùng vào sản xuất nông nghiệp;

+ Thuế nhà đất đối với đất ở, đất sử dụng cơng trình; + Tiền th đất đói với các trường hợp thuê đất;

+ Thuế tài nguyên khi khai thác đất là nguyên liệu cho sản xuất gach ngói, đồ gốm, sứ, đất lấp đường, san lấp;

+ Tiền từ việc xử lý vi pham pháp luật đất đai, tiền bồi thường thiệt hại cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Các khoản thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất: Theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai năm 2003 Nhà nước thu thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới gắn liền với lộ trình cải cách chính sách tài chính – thuế của nhà nước khi thuế thu nhập cá nhân thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhằm điều tiết thu nhập từ người chuyển quyền sử dụng đất. Với những quy định như vậy, một mặt nhà nước điều tiết được những khoản thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, mặt khác thực hiện cơ chế tài tài chính lành mạnh trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Các quy định về giá đất:

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động, đất là sản phẩm của tự nhiên. Về bản chất, đất không phải là hàng hóa, song trong q trình phát triển kinh tế xã hội, con người đã xác lập quyền sỡ hữu đất đai và đất trở thành hàng hóa - một thứ hàng hóa đặc biệt, thể hiện qua việc mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế...

Thực tế ở Việt Nam, trong những năm trước khi có Luật Đất đai năm 1993, mặc dù Luật Đất đai năm 1987 đã nghiêm cấm việc mua bán đất đai nhưng trên thực tế những năm đó vẫn diễn ra hoạt động mua bán đất đai trái pháp luật. Thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử dụng đất nói riêng ở nước ta đặc biệt sơi động kể từ khi nhà nước ta chủ trương xóa bỏ cơ chế quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế

thị trường, cơ chế của nền sản xuất hàng hóa. Hơn thế nữa, chúng ta khơng thể để mãi một hình thức giao đất không thu tiền, tạo nên sự bất bình đẳng giữa những người được nhà nước giao đất và tất yếu dẫn đến sản xuất, sử dụng đất đai lãng phí kém hiệu quả. Trong khi đó, đất đai liên quan đến hàng triệu người sử dụng đất. Khi chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, chúng ta phải chấp nhận quy luật giá trị, quy luật cung cầu (quy luật của nền kinh tế thị trường), khả năng sinh lời của đất, cho nên Luật Đất đai năm 1993 đã ghi nhận đất có giá và và Luật Đất đai năm 2003 thừa nhận giá đất được hình thành do Nhà nước quy định, do thực tế chuyển dịch quyền sử dụng đất trên thị trường là một nhận thức rất quan trọng thể hiện sự có mặt của hàng hóa quyền sử dụng đất trong cơ chế thị trường. Hay nói cách khác, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để quyền sử dụng đất tham gia vào nền sản xuất hàng hóa và từng bước xác lập cũng như tham gia vào thị trường bất động sản.

Có thể nói, xác định giá đất là một nội dung rất khó trong quản lý Nhà nước về đất đai. Khẳng định đất có giá nghĩa là thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa - loại hàng hóa đặc biệt. Xác định loại hàng hóa này khơng thuần túy căn cứ vào số vốn đã bỏ ra, không thể căn cứ vào số lao động đã đầu tư, vào thời hạn sử dụng đất. Giá đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, pháp luật...). Do vậy, việc định giá đất ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện với mục đích là phải đảm bảo quyền lợi nhà nước, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất. Giá đất ban hành phải được quy định chi tiết cho từng vị trí, từng thời gian, đảm bảo được chức năng quản lý và sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Đất đai: Phần 2 - ThS. Lê Thị Phúc và Thân Văn Tài (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)