4.1. Khái niệm về đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh
Theo Luật Di sản văn hóa, các khu vực bảo vệ di tích bao gồm: i) khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích; ii) khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Các khu vực bảo vệ nêu trên phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.
Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và khơng gian. Trường hợp đặc biệt có u cầu xây dựng cơng trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
Việc xây dựng cơng trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc xây dựng cơng trình quy định tại khoản này khơng được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.
4.2. Các quy định về quản lý và sử dụng đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hóa, danh lam thắng cảnh
4.2.1. Những quy định chung
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt.
- Trong trường hợp đặc biệt cần thiết phải sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vào mục đích khác thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.2.2. Một số quy định cụ thể
Để cụ thể hóa các quy định trên, Nghị định 181/2004 về thi hành Luật Đất đai đã có khá nhiều quy phạm điều chỉnh về vấn đề này:
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ phải được quản lý nghiêm ngặt theo quy định sau:
+ Đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý thì người quản lý chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Trường hợp đất bị lấn, bị chiếm hoặc chủ sở hữu di tích sử dụng đất khơng đúng mục đích, trái pháp luật thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời;
+ Đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh khơng thuộc quy định tại điểm a khoản này thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý diện tích đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trường hợp đất bị lấn, bị chiếm, sử dụng khơng đúng mục đích, sử dụng trái pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời.
- Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bị lấn, bị chiếm, sử dụng khơng đúng mục đích xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì chủ sở hữu di tích, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được giao quản lý di tích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để xử lý dứt điểm.
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh sang sử dụng vào mục đích khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và phải thực hiện theo quy định sau:
+ Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Bộ Văn hóa - Thơng tin xếp hạng thì trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin;
+ Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ thì trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.