Điều 55 Luật Đất đai năm 2003 quy định, trước hết về nguồn hình thành giá đất với sự đa dạng vốn có trong đời sống thực tế. Bởi vì, giá đất được hình thành khơng xuất phát chỉ những nguồn cố định mà ln có sự vận động. Sự can thiệp của Nhà nước là rất quan trọng dù rằng yếu tố kinh tế đã nổi trội hơn nhiều so với yếu tố hành chính mệnh lệnh trong quản lý Nhà nước về giá đất. Vì vậy, nguồn hình thành giá đất về cơ bản xuất phát từ việc công bố bảng giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh và thành
phố trực thuộc trung ương được thực hiện vào ngày 01/01 hằng năm. Tuy nhiên, với việc nhiều địa phương giá đất được hình thành thơng qua việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. Điều đó có nghĩa là giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng thầu dự án có sử dụng đất khơng được thấp hơn giá đất đó UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định. Việc đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự có sử dụng đất là tìm kiếm chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh, có khả năng sử dụng đất đai hiệu quả và q trình đó thể hiện cơng khai minh bạch đối với người tham gia vì vậy, sự hấp dẫn của nó trong cơ chế thực hiện kéo theo giá đất ít nhất phải bằng giá đất do UBND cấp tỉnh công bố. Nếu không, việc đấu giá quyền sử dụng đất đang khá thành công ở nhiều địa phương sẽ khơng cịn ý nghĩa.
Mặt khác, trong cơ chế thị trường, giá quyền sử dụng đất trong quá trình thực hiện các giao dịch là rất quan trọng. Người sử dụng đấ tcó quyền thỏa thuận với nhau về giá trị quyền sử dụng đất trên tinh thần tự do, tự nguyện và không trái pháp luật. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất mà trái lại cần có những tác động cần thiết để các giao dịch đó diễn ra phù hợp với nhu cầu tất yếu của thị trường. Vì vậy, Khoản 3, Điều 55 Luật Đất đai năm 2003 quy định giá đất có thể hình thành: “do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liên quan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.