KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 25 - 26)

1. Mục tiêu

Về kiến thức: Hiểu đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế (xác

định được một quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi); phương pháp điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế; các loại nguồn của tư pháp quốc tế, vị trí, vai trị của Tư pháp quốc tế; quan điểm của các nước về Tư pháp quốc tế trong điều kiện hiện nay.

Về kỹ năng: Nhận diện được các quan hệ dân sự có yếu tố nước

ngồi thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.

2. Lý thuyết

2.1. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

2.1.1. Đối tượng điều chỉnh

Tư pháp quốc tế có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi. Các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngồi được hiểu là các quan hệ mang tính chất “tư” giữa các chủ thể dân sự với nhau như: Các quan hệ pháp luật về sở hữu; thừa kế; hơn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại; lao động, tố tụng dân sự;…

Các quan hệ dân sự mở rộng nêu trên cịn phải đáp ứng tiêu chí là có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, nếu có 1 trong 3 yếu tố sau:

- Về chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

- Về sự kiện pháp lý: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngồi;

17

- Về khách thể: Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ đó ở nước ngồi.

Như vậy, một quan hệ dân sự mở rộng có một trong các yếu tố nước ngoài nêu trên sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.

2.1.2. Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Khác với các ngành luật khác, phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột.

- Phương pháp thực chất (phương pháp điều chỉnh trực tiếp): Là phương pháp điều chỉnh bằng cách sử dụng các quy phạm pháp luật trực tiếp tác động vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, giải quyết về mặt nội dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi4.

Như vậy, có thể hiểu phương pháp này được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế. Sử dụng quy phạm thực chất là phân định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy phạm thực chất được chứa đựng trong pháp luật quốc gia gọi là quy phạm thực chất thông thường, quy phạm thực chất được chứa đựng trong các Điều ước quốc tế gọi là quy phạm xung đột thống nhất.

- Phương pháp xung đột (phương pháp điều chỉnh gián tiếp): Là phương pháp điều chỉnh bằng cách sử dụng các quy phạm pháp luật để lựa chọn một hệ thống pháp luật áp dụng vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quy phạm được lựa chọn sẽ giải quyết về mặt nội dung các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài5.

Quy phạm xung đột là quy phạm xác định luật áp dụng là luật pháp của nước nào để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi trong một tình huống cụ thể. Vì phương pháp xung đột là phương pháp gián tiếp không trực tiếp điều chỉnh các vấn đề pháp lý như quy phạm xung đột nên khi áp dụng phương pháp xung đột thường rất phức tạp và khó khăn.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)