TS Bành Quốc Tuấn, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 26 - 27)

18

2.2. Nguồn của tư pháp quốc tế

Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng và thể hiện các quy phạm pháp luật. Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm: Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế, thực tiễn tòa án và trọng tài… Nguồn của Tư pháp quốc tế rất phong phú và đa dạng, do đó khi giải quyết một tình huống cụ thể cần xác định loại nguồn nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Từ đó, dựa vào loại nguồn đó để giải quyết tình huống.

- Điều ước quốc tế: Đóng vai trị rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự mở rộng của Tư pháp quốc tế. Việt Nam đã ký kết rất nhiều các Điều ước quốc tế song phương và đa phương điều chỉnh quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi. Các Điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ như Cơng ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Công ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngồi có Cơng ước New York 1958 về cơng nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngồi. Gần đây, Việt Nam vừa gia nhập Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Cơng ước La Hay 1965 về tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại…

Các Điều quốc tế song phương mà Việt Nam đã ký kết trong lĩnh vực này bao gồm các Hiệp định Tương trợ Tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và các nước6; các Hiệp định thương mại song phương (87 Hiệp định); các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (48 Hiệp định); …

Ngoài ra, các Điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam khơng phải là thành viên cũng có thể được áp dụng để giải quyết các quan hệ dân sự mở rộng có yếu tố nước ngồi khi các bên lựa chọn làm luật áp dụng. Việc áp dụng các Điều ước quốc tế này sẽ phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quốc gia quy định đối với những trường hợp được quyền chọn luật áp dụng. Về nguyên tắc áp dụng pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế, tại Điều 665 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Trường

hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 1 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)