- Bình luận được quan điểm của Việt Nam về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia.
17 Xem Điều 5, 6, 18 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia.
trừ tài sản của quốc gia.
18https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/vi-sao-ong-trinh-vinh-binh-kien-chinh-phu-doi-1-25-ty-usd-3635604.html. 1-25-ty-usd-3635604.html.
39
giải quyết tranh chấp về tài sản đầu tư giữa ông và chính phủ Việt Nam, cũng như địi bồi thường hơn 100 triệu đôla Mỹ (Viện Trọng tài Stockholm là một trong số những tổ chức tư nhân có tư cách sáng lập hội đồng trọng tài (arbitral tribunal) và tòa trọng tài quốc tế (international arbitration court) để giải quyết các tranh chấp dựa trên Luật Trọng tài UNCITRAL).
Hãy cho biết: Chính phủ Việt Nam có được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong trường hợp trên hay không? Tại sao?
3.1.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống
Đây là tranh chấp giữa một bên là Chính phủ Việt Nam với một bên là nhà đầu tư nước ngoài (Hà Lan).
Hà Lan và Việt Nam có ký kết một hiệp định về bảo hộ đầu tư năm 1994 (investments protection treaty) có tên gọi là Hiệp định song phương khuyến khích, tương trợ, và bảo hộ tài sản đầu tư của công dân hai nước (Agreement on Encouragement and Reciprocal Protection of Investments between the Kingdom of the Netherlands - investment treaty). Ngày 1/2/1995, hiệp định này chính thức có hiệu lực.
Dựa theo Khoản 2 Điều 9 của Hiệp định, trong trường hợp công dân của một trong hai nước xảy ra tranh chấp với chính phủ nước kia liên quan đến tài sản mà họ mang đi đầu tư ở nước kia, thì những cơng dân này có thể nộp đơn và u cầu một tịa trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết.
Ngoài ra, cũng theo điều khoản nêu trên, Việt Nam và Hà Lan còn đồng ý rằng, tất cả tranh chấp giữa một trong hai chính phủ đối với tài sản đầu tư của công dân nước kia, đều sẽ được giải quyết bằng Luật Trọng tài của Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế Liên Hợp Quốc (United Nations Commission on International Trade Law - UNCITRAL Arbitration Rules) - tên gọi thơng thường là Luật Trọng tài UNCITRAL.
Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam khơng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
40
3.2. Tình huống 219
3.2.1. Nội dung tình huống
Năm 1991, Tổng Cơng ty hàng khơng Việt Nam ký hợp đồng đại lý bán vé tại thị trường Italia với Cơng ty Italy có tên là Falcomar. Năm 1994, Luật sư Liberati kiện Công ty Falcomar, yêu cầu công ty này phải thanh tốn chi phí cho các cơng việc mà ơng thực hiện. Trong đơn kiện, ông Liberati cho biết từ tháng 9/1991 đến tháng 12/1992, ông đã được Falcomar - với tư cách đại diện của Vietnam Airlines - thuê làm một số việc, song chưa được thanh tốn tiền cơng. Do Falcomar là đại lý của Vietnam Airlines nên tòa đã triệu tập đại diện Vietnam Airlines tham dự tòa.
Dựa vào pháp luật Việt Nam hiện nay. Hãy cho biết: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (từ năm 2010 chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước) có được hưởng quyền miễn trừ tư pháp hay không? Tại sao?
3.2.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống
Căn cứ quy định tại Chương V Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự bao gồm các Điều 97, Điều 98, Điều 99, Điều 100.
- Điều 100 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ;
b) Các bên trong quan hệ dân sự có thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ; c) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương từ bỏ quyền miễn trừ.
19 Vụ Vietnam Airlines bị kết án "oan" gần 5 triệu euro: Sẽ còn tiếp tục kéo dài? (http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Chinh-tri/74130/v7909%3B-vietnam-airlines (http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Chinh-tri/74130/v7909%3B-vietnam-airlines
b7883%3B-k7871%3Bt-an-quot%3Boanquot%3B-g7847%3Bn-5-tri7879%3Bu-euro- s7869%3B-con-ti7871%3Bp-t7909%3Bc-keo-dai).
41
2. Trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của nhà nước, cơ quan nhà nước của nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương, pháp nhân, cá nhân Việt Nam được áp dụng tương tự Khoản 1 Điều này.
- Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của pháp nhân do mình thành lập, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương bảo lãnh cho nghĩa vụ dân sự của pháp nhân này theo quy định của pháp luật”.
Kết luận: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (từ năm 2010 chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước) không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
42
Chương 4